ĂN NHIỀU THỊT ĐỎ DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thị bê, thịt cừu…chứa rất nhiều protein , sắt , kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác nên thường được nhiều bà nội trợ ưu tiên hơn trong các bữa ăn của gia đình mình. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích cho sức khoẻ thì việc ăn quá nhiều thịt đỏ, nhất là các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt lên men… sẽ làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, bệnh tim mạch , bệnh tiểu đường loại 2… Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh của thịt đỏ trên bệnh nhân tieu duong.

ĂN NHIỀU THỊT ĐỎ DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc kiểm nghiệm về mối liên quan giữa thịt đỏ với bệnh tiểu đường dựa trên tần suất ăn loại thịt này của một số đối tượng. Kết quả thu được là trong số những người ăn 100g thịt đỏ mỗi ngày thì có tới 20 % bị bệnh đái tháo đường type 2 sau này. Trong khi đó những người chỉ ăn 1/2 số lượng thịt trên nhưng đã qua chế biến như thịt lợn muối, xúc xích thì có đến 51% có nguy cơ mắc  bệnh. Như vậy thì những loại thịt màu đỏ càng qua chế biến nhiều thì nguy cơ gây bệnh càng cao.
Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.
Từ kết quả của cuộc nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng không phải loại thực phẩm nào càng nhiều chất dinh dưỡng thì chúng ta ăn nhiều sẽ tốt và việc ăn uống ở mức hợp lý và cân bằng sẽ tốt hơn cho sức khoẻ. Nếu để mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần của bạn, hơn nữa việc trị bệnh tiểu đường hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và bệnh nhân có thể phải chung sống với nó suốt đời. Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh là thực sự cần thiết, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ thịt đỏ bằng cách giảm thiểu và thay thế nó bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất khác như thịt gia cầm, cá , trứng, sữa, ngũ cốc, rau củ quả…kết hợp với chế độ tập luyện thể thao và lối sống lành mạnh.

NƯỚC HOA LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC TIỂU ĐƯỜNG

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như béo phì, rối loạn giấc ngủ, hút thuốc lá… bên cạnh đó kết quả của nhóm nghiên cứu người Anh sẽ khiến chúng ta thật sự bất ngờ và hoang mang bởi theo họ thì rất nhiều loại mỹ phẩm, trong đó có thứ chúng ta sử dụng mỗi ngày là nước hoa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy xem tại sao lại như vậy?

NƯỚC HOA LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC TIỂU ĐƯỜNG

Cuộc  nghiên cứu dựa trên mối liên hệ giữa nồng độ phthalate (một chất gây xáo trộn nội tiết) trong cơ thể với bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Họ đã tìm ra mối tương quan giữa 2 vấn đề này là khi nồng độ chất này gia tăng trong cơ thể thì đồng nghĩa với nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng theo.
Một điều đáng chú ý ở đây là rất nhiều sản phẩm chăm rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân từ nước hoa , kem dưỡng ẩm , sơn móng tay, keo xịt tóc…cho tới keo dán , đồ điện tử, đồ chơi… đều chứa loại chất này. Không những vậy chất này còn có trong nhiều thiết bị y khoa và ngay cả 1 số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường luôn rình rập trong cuộc sống của chúng ta.
Kết luận trên có được thông qua cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Tamarra James-Todd thuộc Bệnh viện Phụ nữ Brigham (Anh) chủ trì. Mục tiêu của nó lá phân tích nồng độ phthalate trong nước tiểu của 2.350 phụ nữ tham gia.
Kết quả của nó là những phụ nữ có mức mono-benzyl phthalate và mono-isobutyl phthalate cao nhất có nguy cơ mắc bệnh cao gần gấp đôi so với những người có mức thấp nhất. Những người có mức mono-(3-carboxypropyl) phthalate cao hơn trung bình có nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 60%. Những người có mức mono-n-butyl phthalate và di-2-ethylhexyl phthalate cao có nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 70%.
Cuộc nghiên cứu trên như một cú đánh động tới những nhà sản xuất đồ tiêu dùng cũng như giúp mọi người có thể nhận thức rõ nhửng nguy cơ bệnh tiểu đường tiềm ẩn quanh mình để có sự lựa chọn thông minh hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm.

VÌ SAO TRẺ BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường dường như không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn tấn công cả trẻ nhỏ. Bằng chứng là ngày càng có nhiều trẻ em phải điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường ở trẻ tuy không phổ biến lắm nhưng có rất nhiều sự thay đổi rõ rệt về sự gia tăng số trẻ em bị mắc bệnh trên thế giới.
Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.
Nếu con bạn không may bị mắc bệnh tiểu đường , cha mẹ hãy giúp con mình có một chế độ dinh dưỡng cân bằng,am nhiều chất xơ và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt để lượng đường được ổn định. Điều quan trọng là phải giúp con nhận biết dần về căn bệnh của mình để con tự biết nhận thức phòng tránh bệnh.

VÌ SAO TRẺ BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.
Tiểu đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc benh tieu duong type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường type 2 cực cao. …
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều tri benh tieu duong  không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tiểu đường
– Đi tiểu thường xuyên
– Hay khát nước, uống nhiều nước
– Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
– Mệt mỏi
– Thay đổi cảm xúc
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.

Stress dễ bị tiểu đường

Theo chuyên gia về bệnh lý do stress ở Trường Đại học Munich (Đức), một trong các thói quen bất lợi cho sức khỏe của 80% người có cuộc sống căng thẳng là ăn quá nhanh.

Đáng nói hơn nữa, trái với định kiến mệt quá khó nuốt cho trôi, họ thậm chí ăn nhiều lần trong ngày. Tổng lượng thực phẩm vì thế cao hơn ở những người thong dong. Hơn nữa, họ rất thích ăn vặt với món ngọt vì đường vừa cung cấp ngay năng lượng vừa trấn an hệ thần kinh cho dù tác dụng chỉ là chữa cháy.
Ăn quen, ăn hoài
Cũng chính vì tác dụng cung ứng năng lượng từa tựa như lửa rơm, bùng lên không được bao lâu phải châm tiếp nên người quen ăn ngọt phải ăn hoài, nhất là khi nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng do stress một khi đã vào nhà mấy khi chịu giậm chân một chỗ. Thói quen ăn ngọt do đó cũng từa tựa như ghiền cà phê, thuốc lá, nghĩa là sớm muộn cũng phải tăng “đô”.
Cảm giác mau đói, tâm trạng quạu quọ khi thiếu chất ngọt, tất cả hòa quyện vào nhau thành một loại stress nặng ký hơn căng thẳng vì công việc. Hậu quả là cơ thể phản ứng sai lệch dưới hình thức phóng thích liên tục nội tiết tố corticosteroid từ tuyến thượng thận. Phản ứng trên cơ bản là đúng nhưng éo le là tuyến thượng thận bao giờ cũng xài sang nên không cung cấp corticosteroid ở lượng đủ dùng mà lần nào cũng thế, cao hơn nhu cầu trên thực tế của gia chủ. Do đó, người càng nhiều tham sân si càng mau thừa corticosteroid. Lâu ngày, gia chủ chẳng khác nào bị ngộ độc thuốc dù không dùng thuốc chỉ vì ngày đêm “nuôi ong tay áo” mà không biết!Nếu lệ thuộc thuốc nguy hại thế nào thì dính vào chất đường cũng không khá gì hơn. Nếu với người không bị stress, thiếu chút đường trong máu không đến độ trầm trọng trong khi chờ đợi gia chủ điều chỉnh thì ngược lại, với nạn nhân của stress lại là chuyện nghiêm trọng chẳng khác nào thiếu… thuốc! Vì quen với lượng đường phải cao trong máu nên “stress nhân” rất dễ đói bụng, thậm chí “xấu nết” nếu không kịp ăn!
Có vay, có trả
Chuyện không chỉ có thế. Vì chất đường trong máu nhiều lần đột biến cả ngày lẫn đêm nên nạn nhân sớm muộn cũng lãnh 2 đòn đánh nguội. Trước hết, tụy tạng, cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, dễ kiệt sức. Bệnh đái tháo đường chỉ chờ có thế. Kế đến, hễ trục trặc với chất đường thì rối loạn biến dưỡng chất béo len lén vào nhà hồi nào không hay. Hậu quả là nạn nhân bị tăng mỡ máu cho dù có cữ béo đến phát thèm.
Tình trạng này càng rõ nét nếu gia chủ chọn thái độ bình chân như vại trước bàn viết, trước máy vi tính, lại thêm ngủ ít. Khi đó, đường huyết sáng nào cũng cao hơn bình thường cho dù nạn nhân suốt đêm không ăn! Khi đó, mỡ tự động ký gửi dưới thành bụng khiến vòng số 2 nổi bật, trong khi vòng số 1 và số 3 của nạn nhân thường xẹp lép do bắp thịt nhão nhoẹt vì không còn đủ năng lượng cho chức năng vận động.
Phòng cháy hơn chữa cháy
Chất đường trong thực phẩm không được thoái biến đúng mức để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là vận động bắp thịt và dẫn truyền thần kinh, nếu thiếu sinh tố B1. Càng stress càng mau thiếu B1. Hậu quả là cho dù ăn ngọt nhưng vẫn thiếu năng lượng. Cơ quan rất nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng chính là não bộ. Do đó, bị stress khiến dư đường trong máu nhưng thiếu B1 là lý do khiến đầu óc lơ tơ mơ. Không lạ gì nếu người ăn ngọt quá thường mau đãng trí vì sinh tố B1 chẳng khác nào chiếc nến điện trong động cơ. Chỉ cần bu-gi không nẹt lửa thì máy có hàng hiệu thế nào cũng đành nằm không!
Ai cũng cần năng lượng. Hay dở chỉ ở chỗ tiếp tế cho đúng lúc. Khéo hơn nữa là cung ứng cho sớm, trước khi lâm trận và sau đó bổ sung để chuẩn bị cho trận kế tiếp. Ăn ngọt ngay lúc căng thẳng chẳng khác nào châm dầu vào lửa. Vừa cháy sạch lại thêm phỏng nặng là chuyện bình thường.

TĂNG NGUY CƠ TIỂU ĐƯỜNG KHI ĂN TRỨNG THƯỜNG XUYÊN

Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Trong trứng chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.Các tỷ lệ chất trong trứng khá cân đối vì vậy có thể sử dụng trứng cho cả trẻ em và người lớn.Tuy nhiên một số người vì nghĩ trứng bổ dưỡng nên ăn trứng thường xuyên với số lượng nhiều gây thừa chất, khó tiêu hóa. Đặc biệt ăn trứng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra thông tin, hàng ngày ăn một quả trứng về thực chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu chỉ ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà 1 tuần ăn hơn 2 quả trứng thì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Những nhà khoa học từ trường Y Harvard Mỹ có được kết luật này sau khi làm nghiên cứu với khoảng 57.000 người đàn ông và phụ nữ trong thời gian khoảng 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một quả trứng hàng ngày tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khoảng 60%. Riêng với phụ nữ tỷ lệ này có thể lên tới 77%.
Nghiên cứu cho rằng, trứng là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin, protein và những chất dinh dưỡng khác. Tuy vậy, trứng cũng gồm hàm lượng cholesterol cao mà có nguy cơ tăng sự phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường cho hay, nếu một tuần chỉ ăn một quả trứng thì cũng không gây nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh khi hàm lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể không thể hấp thụ hết. Có 2 loại tiểu đường chính: Tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ insulin nào. Loại tiểu đường này thường xuất hiện trước tuổi 40. Tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể vẫn sản sinh insulin, nhưng không đủ hoặc khi insulin sản sinh làm việc không hết khả năng.
Nhưng nói chung, tất cả những trường hợp bị tiểu đường thường có kết nối với bệnh béo phì và bệnh béo phì thường phát triển ở lứa tuổi trên 40 .

TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYP2 KHI THIẾU NGỦ

Bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân nhưng bạn có biết rằng thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ2 không? Cuộc sống mưu sinh với công việc bận rộn làm cho giấc ngủ của bạn ngày càng hiếm hoi và kém chất lượng. NHiều bạn trẻ còn thức trăng đêm để lao vào những thú vui vô bổ. Chính việc làm tai hại này sẽ để lại hậu quả khôn lường làm cho bạn dễ mắc bệnh tiểu đường.Hy vọng khi đọc những thông tin sau bạn sẽ điều chỉnh giấc ngủ của mình cho phù hợp để tránh bệnh tật sau này nhé.
Một nghiên cứu về giới thanh thiếu niên ở Mỹ cho thấy rằng ít ngủ đã tạo cơ hội cho cơ thể đề kháng Insulin – một tình trạng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường typ2
Trên tạp chí Sleep phát hành hồi tháng 10, Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo đối với các đối tượng thanh thiếu niên về việc tăng cường giấc ngủ để có thể bảo vệ họ chống lại căn bệnh tiểu đường typ2 trong tương lai nhờ việc cải thiện đề kháng insulin.
Insulin là một hormone của tuyến tụy được tiết ra khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, giúp vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Đề kháng insulin là tình trạng giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với tác dụng của insulin, đặc biệt ở các mô cơ và mô mỡ. Insulin vẫn được tiết ra nhưng khả năng vận chuyển Glucose vào tế bào giảm xuống do đó tế bào vẫn không có đủ năng lượng để hoạt động. Cơ thể sẽ bù trừ sự đề kháng insulin bằng cách yêu cầu tuyến tụy sản xuất ra thêm insulin, dẫn đến tuyến tụy phải hoạt động quá mức để tăng nồng độ insulin máu nhằm điều hòa đường huyết…… Nếu không được điều trị, nhu cầu insulin trở nên lớn hơn so với tuyến tụy có thể đáp ứng làm cho lượng đường trong máu tăng lên chính là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh tiểu đường typ2.
Tại trung tâm Tâm thần học tại Đại học Pittsburgh tại Mỹ, Karen Matthews, là tác giả chính của nghiên cứu mới. Cô trao đổi với báo chí: ” Chúng tôi thấy rằng nếu các thanh thiếu niên thường chỉ ngủ 6h mỗi đêm mà được tăng thêm một giờ nữa thì họ sẽ cải thiện được sự đề kháng insulin 9%”. Đồng thời nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa giấc ngủ ngắn và sự đề kháng insulin hoàn toàn không liên quan đến bệnh béo phì ở thanh thiếu niên khỏe mạnh.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm ở trên 245 học sinh khỏe mạnh, những người tham gia cung cấp một mẫu máu lúc đói, đeo actigraph – 1 loại máy có dạng đồng hồ đeo tay nhằm đo cường độ hoạt động của cơ thể – và ghi lại chi tiết nhật ký giấc ngủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng kháng insulin cao hơn gắn liền với thời gian ngủ ngắn hơn. Điều này hoàn toàn không liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng khác như giới tính, tuổi tác, chủng tộc, kích thước vòng eo và chỉ số cơ thể.
Do đó những thanh thiếu niên thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường typ 2 do tình trạng đề kháng Insulin.. Matthews và các đồng nghiệp đã đề nghị nên kéo dài thời gian ngủ để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ2 ở giới trẻ. Theo học viện Y học giấc ngủ Mỹ thì hầu hết các thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 9h mỗi đêm để có một cơ thể khỏe mạnh .

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận… Để thoát khỏi căn bệnh này không còn cách nào khác là phải nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có 2 dạng chính là tiểu đường type 1 và type 2. Tùy theo từng dạng bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân được xác định là thủ phạm chính gây nên bệnh tiểu đường cần được chú ý để loại bỏ và phòng tránh.


Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1


Dạng bệnh này phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các yếu tố nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1 được xác định bao gồm:
– Nguyên nhân do di truyền: gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ khá cao. Tuy nhiên, không thể không loại trừ nguyên nhân này vì có thể có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố gen gây bệnh lên hệ miễn dịch làm phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong cơ thể người con.

– Nguyên nhân do hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến cho tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó khiến cho tuyến tụy bị suy giảm và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định trong cơ thể.


– Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài môi trường: các yếu tố về môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay độc tố nhiễm vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1.


Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 


Khác với bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào insulin. Bệnh chuyển biến khá phức tạp, gây nguy hiểm cho người bệnh. Đối tượng bị bệnh tiểu đường type 2 thường ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng trẻ hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và cả tính mạng người bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:


– Nguyên nhân do di truyền: cũng như bệnh tiểu đường type 1, gen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 2 làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.


– Nguyên nhân do béo phì và ít vận động: đây là nguyên nhân chính và chủ yếu gây bệnh tiểu đường type 2. Nếu trong cơ thể có nhiều lượng calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu người bệnh lười vận động sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.


Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường


Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường nhìn chung có thể thấy qua một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều,… Tuy nhiên, mức độ và các biểu hiện cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại bệnh. Tùy theo đó là bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 mà có những biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể phân biệt qua các triệu chứng dưới đây:


Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1:


– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu


– Khát nước: xảy ra khi nhận thấy bị khát nước quá mức so với bình thường


– Đi tiểu nhiều vào ban đêm


– Cảm giác đói quằn quại


– Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do


Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2:


Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh khá nghiêm trọng. Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và phân biệt được. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này thường nhận biết bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn rõ rệt. Ở người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với tiểu đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi do cơ thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng mà phải dùng tới mỡ; người bệnh bị giảm cân nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu đặc trưng sau:


– Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: đây là một biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra cảm giác nhanh đói.


– Vết thương lâu lành: do lượng đường trong máu cao khiến cho hoạt động của bạch cầu bị bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây hại.


– Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da,…


– Rối loạn tình dục: biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,…


– Nhìn mờ


Tiểu đường hiện đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay ở nước ta. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, xuất phát từ những nguyên nhân và biểu hiện trên, các bạn cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số các triệu chứng bệnh nêu trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu bị nhiễm bệnh
Powered by Blogger.