Dr. D.P. Atukorale - Bác sĩ chuyên khoa về tim mạch trình bày


Lời người dịch: Dr. D.P. Atukorale, M.D. M.R.C.P. là bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, hiện là Giáo Sư Viện Đại Học Colombo Tích Lan và là Cố Vấn Trưởng Khoa Tim Mạch Viện Tim Mạch Quốc Gia, Colombo, Tích Lan . Ông cũng là một Học giả Phật Giáo. Bài này và các bài nghiên cứu khác về y khoa và dinh dưỡng của ông được đăng tải trên Tập San Y Khoa Hiệp Hội Y Khoa Tích Lan và các báo Online edition of Daily News và Sunday Observer ở Colombo.


Nhiều cư sĩ và nhà chuyên ngành ở Tích Lan đã có những nhận thức sai lầm về ăn chay và các loại chất đạm (proteins). Một trong các nhận thức sai lầm này là ăn chay không hội đủ chất đạm và các loại đạm có phẩm chất cao. Loại nhận thức sai lầm khác thì cho là chất đạm từ thực vật không tốt bằng chất đạm thịt động vật.

Bất cứ khi nào tôi nói với các bạn hữu và thân nhân của tôi rằng tôi là một người ăn chay thì phản ứng đầu tiên của họ là "làm sao ông có thể có đủ chất đạm?"

Những người ăn chay không cần phải lo lắng về vấn đề chất đạm và hầu như không thể có được chuyện thiếu chất đạm đối với họ. Sự hiểu biết thông thường cho hay, chất đạm là chất quan trọng hàng đầu cho sức khỏe vì nó đóng vai trò chủ yếu trong mọi tế bào của cơ thể chúng ta. Tất cả các enzymes (1) đều là chất đạm. Các kháng thể, các chất kích thích tố và xương cốt đều chứa chất đạm. Chất đạm sản sinh ra năng lượng (4 Kcal/gm), giúp chuyển vận chất mỡ và chất sinh tố, cũng như giúp điều chỉnh hệ thống tự điều hòa của cơ thể (homeostasis).

Khi nhiệt lượng trong người được quân bình thì hầu như không có chuyện thiếu chất đạm được. Đó là bởi vì các loại chất đạm có phẩm chất tốt gồm đầy đủ các loại amino-acids thiết yếu đều có hàm chứa tràn ngập trong các loại mễ cốc, rau, đậu, quả và hạt. Tại một số quốc gia chậm tiến, đôi khi quả là có xẩy ra chuyện suy dinh dưỡng. Nhưng đây không phải vì họ ăn chay mà là vì nạn khan hiếm thực phẩm.

Đúng là người ăn chay tiêu thụ ít chất đạm hơn người ăn thịt. Nhưng họ dễ dàng hội đủ chất đạm cần thiết và chuyện người ăn chay mà bị rơi vào tình trạng thiếu chất đạm thì hiếm vô cùng. Người ăn chay nên ăn nhiều loại rau, đậu, quả, hạt và mễ cốc khác nhau và cũng không cần phải ăn theo một loại thực đơn có tính toán kết hợp một cách cẩn thận cho mỗi bữa ăn như trước kia chúng ta thường tin tưởng.

Chất đạm thực vật lành mạnh hơn là chất đạm thịt động vật và sự thặng dư chất đạm từ thịt trong cơ thể có liên quan đến sự tăng cường bệnh tim, làm thất thoát chất calcium (2) và làm suy yếu sự hoạt động của thận.

Tại những quốc gia đang phát triển như Tích Lan, khi mức sống tiêu chuẩn căn bản tăng lên, thường kèm theo sự thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Người ta thường thấy những người " giầu nổi " và những di dân mới từ quê ra tỉnh, vốn chưa bao giờ được ăn thịt bò, thịt cừu, thịt heo, trứng, nay cũng tranh đua với "dân giầu thành thị", tiêu thụ nhiều chất đạm từ loài vật , và khuynh hướng này dẫn đến những căn bệnh kinh niên như bệnh tim, bệnh ung thư, bệnh thận, bệnh tiểu đường, cao máu và mập phì.

CHẤT ĐẠM (PROTEIN)

Chất đạm được lập thành bởi những chuỗi xoắn dài amino-acids, trong đó có chứa chất nitrogen. Có hai mươi loại amino-acids khác nhau trong chất đạm cơ thể con người và có trong thực phẩm thực vật lẫn động vật. Trong số hai mươi loại amino-acids này, cơ thể chúng ta tự tạo ra 11 loại và được gọi là non-essential amino-acids. Còn 9 loại kia được lấy từ bên ngoài qua việc ăn chất đạm thịt hay chất đạm thực vật và được gọi là loại essential amino-acids (EAA). Tất cả chất đạm như là thịt, sữa bò, trứng gà, mễ cốc, đậu, hạt đều chứa các loại essential amino-acids. Gelatin (3) là một loại protein duy nhất thiếu hầu hết EAA. Một số loại thực vật không chứa đầy đủ EAA, nhưng những người ăn chay ăn nhiều loại rau đậu khác nhau, họ sẽ có đầy đủ EAA. Phẩm chất của chất đạm hấp thụ cũng tùy thuộc vào sự tiêu hóa chúng. Trong tiến trình tiêu hóa này, chất đạm được phân hóa thành những phân tử amino-acids. Chất đạm thực vật có độ bách phân dễ tiêu hóa là 85% so với chất đạm thịt là 95%, một sự cách biệt nhỏ không đáng kể. (4)

CHÚNG TA CẦN BAO NHIÊU CHẤT ĐẠM?

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là tuổi tác, trọng lượng cơ thể, khí hậu, sự hoạt động thể lực và tình trạng sức khỏe tổng quát của mỗi cá nhân. Số nhiệt lượng (calories) (5) trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm. Khi nhiệt lượng thấp, cơ thể đốt chất đạm để tạo ra năng lượng hoạt động và do đó nhu cầu chất đạm đòi hỏi gia tăng. Nhu cầu chất đạm tùy thuộc vào sự quân bình nitrogen. Nghiên cứu sự quân bình nitrogen cho chúng ta biết chúng ta cần bao nhiêu chất đạm để có thể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của nitrogen. Sự quân bình nitrogen dùng để thiết lập chỉ số khuyến cáo khẩu phần ăn chất đạm RDA (recommended dietary allowance). RDA chất đạm cho phái nam trưởng thành là 63 grams và phụ nữ trưởng thành là 50 grams. Đây là chỉ số của người Hoa Kỳ và chỉ số RDA chất đạm cho người Tích Lan ít hơn nhiều. Nhu cầu chất đạm không những tùy thuộc nơi trọng lượng thực sự của cơ thể mà còn tùy thuộc nơi trong lượng lý tưởng nữa (ideal body weight). Một cách cụ thể hơn, RDA chất đạm là 0.8 grams cho mỗi kilogram của trọng lượng lý tưởng.

ĂN CHAY và vấn đề CHẤT ĐẠM

Chất đạm trong chế độ ăn chay thường thấp hơn chất đạm trong chế độ ăn thịt. Do thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa ít chất đạm hơn thực phẩm có nguồn gốc thịt động vật và vì có sự giới hạn chất amino-acids, nên những người ăn chay cần phải ăn nhiều thực phẩm rau đậu hơn, cả lượng và loại. Chỉ số RDA lý tưởng cho người ăn chay thuần túy (vegans, pure vegetarians) là 1.0 gram chất đạm cho mỗi kilogram trong lượng cơ thể so sánh với 0.80 grams cho người ăn thịt. Người ăn chay thuần túy đạt được từ 11 đến 12 phần trăm nhiệt lượng từ chất đạm, trong khi đó những người ăn thịt đạt được từ 15 đến 17 phần trăm.

Những cuộc nghiên cứu đã cho biết rằng người ăn chay thuần túy vẫn có được đầy đủ chất đạm. Vì thế người ăn chay không cần phải làm thêm một điều gì đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu chất đạm đòi hỏi. Chỉ ăn đủ calories, giữ trọng lượng lý tưởng cơ thể (6) và ăn nhiều loại thực phẩm rau đậu khác nhau như đậu nành, đậu lăng (lentils) và những thứ khác như đậu lima, khoai tây, rau bina (spinach), đậu hũ, bánh mì, gạo đỏ và đậu Hà Lan (peas). Một vài thực phẩm rau đậu như broccoli còn tốt hơn cả thịt bò.

Theo ADA (American Dietetic Association), không cần thiết phải ăn thật chính xác cho đủ amino-acids mỗi bữa ăn. Chất đạm ăn vào bữa ăn trước có thể phối hợp với chất đạm ăn vào bữa ăn tới để cải thiện phẩm chất nguồn đạm thiết yếu trong kho dự trữ của cơ thể.

Chất đạm thực vật có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch và tốt cho xương hơn. Dư thừa chất đạm có hại cho những người mang bệnh thận. (7) Khác với người ăn thịt, người ăn chay không có vấn đề thặng dư chất đạm.

ource: http://origin.sundayobserver.lk/2001/08/19/fea17.html



Chú thích của người dịch:
(1) Enzyme có thể dịch là phân hóa tố, là một chất xúc tác dùng để gây mồi cho một phản ứng hóa học.
(2) Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết dinh dưỡng bằng chất đạm thịt là nguyên nhân làm thất thoát calcium qua sự bài tiết. Họ cho hay càng ăn nhiều protein thịt càng nhiều lượng calcium bị bài tiết ra ngoài. (Anand CR et al. Effect of protein intake on calcium balance. J Nutr 104:695- 700, 1974; Fed Proc 40: 2429- 2433, 1981; Dietary protein increases urinary calcium. J Nutr 120:134-136, 1989).
(3) Gelatin có thể dịch là chất đông sương, là một chất không mùi vị, lấy được bằng cách nấu xương, móng và các phần khác của động vật hay bằng cách nấu thực vật. Khi để nguội lại sẽ đông đặc thành chất nhờn, được dùng làm thực phẩm, dùng trong kỹ nghệ phim ảnh, và y khoa.
(4) Mỗi loại chất đạm có độ dễ tiêu hóa khác nhau. Chất đạm thực vật, dạng tươi sống, có độ dễ tiêu hóa thấp hơn chất đạm thịt. Tuy nhiên, bằng phương pháp nấu chín và biến chế có thể gia tăng độ dễ tiêu hóa. Ví dụ khi biến chế đậu nành thành đậu hũ, độ dễ tiêu hóa còn cao hơn độ dễ tiêu hóa chất đạm thịt.
(5) Calorie là nhiệt lượng, đơn vị dùng để đo năng lượng do thức ăn sinh ra
(6) Nếu trọng lượng cơ thể nặng 20 phần trăm nhiều hơn lý tưởng thì xem là bị mập. Nói một cách chính xác hơn, nếu con số Body Mass Index (BMI) cao hơn 30 thì bị gọi là mập. Có hai cách tính: (1)

Body Mass Index (BMI)=[Trọng lượng cơ thể (Kg)/Chiều cao(Meter)]/Chiều cao(Meter). Thí dụ như một người cân nặng 80 kg và cao 1,6 meter thì BMI sẽ bằng 31. (BMI=80:1,6:1,6).

Cách tính thứ hai là (1) nhân trọng lượng cơ thể bằng pound với 703 (2) nhân chiều cao bằng inches với chính nó (3) chia số thứ nhất cho số thứ hai là có trị số BMI. Thí dụ trong lượng cơ thể là 145 pounds, chiều cao là 5 feet 4 inches: BMI= [145 x 703]/[64 x 64] = 25

(7) Tiêu thụ nhiều chất đạm thịt động vật có thể làm hư hại thận bởi vì thận phải làm việc nhiều hơn trong nỗ lực lọc bỏ chất ammonia, phó sản của tiến trình metabolism thực phẩm. Chất đạm thực vật không có tác dụng này. (Robertson PJ et al. The effect of high animal protein intake on the risk of calcium ston-formation in the urinary tract. Clinical Science 1979;57:285-288)

Chuyển ngữ: Tâm Diệu
nguồn: http://nauanchay.blogspot.com/

Chế biến các món ăn cũng là một khoa học vừa mang tính y lý vừa làm sao cho ngon miệng. Người làm bếp phải chọn phương pháp làm chín nào, chế biến ra sao: trực tiếp qua lửa, nấu trong nước, trong chất bếp hay bằng hơi nước để thức ăn ngon, bổ và phù hợp đối tượng sử dụng.

Đối với trẻ sơ sinh, em bé và người già yếu, người bệnh không có cách làm chín nào tốt hơn là dùng hơi nước, nghĩa là chưng cách thuỷ hấp. Bằng cách này, nguyên liệu không bị biến chất, thức ăn mềm nhưng không nát nhũn, hình thái còn nguyên vẹn, sắc màu tươi sáng, mùi vị thanh khiết.

Riêng về nầu chay, để bảo đảm được hai tính chất nóng và bổ càng phải chú ý nhiều hơn các cách làm chín.

Món chay được chế biến từ thực vật, hoa lá, rau củ, quả, hạt mầm... tất cả đều dễ chín, mau mềm, chóng thấm gia vị. Thực vật vốn không đem lại vị ngon căn bản như động vật; hơn nữa, nếu không khéo léo khi nêm nấu sẽ làm mất hai yêu cầu ngon - bổ của món ăn. Vì các chất dinh dưỡng, sinh tố trong thực vật dễ bị hoà tan trong nước, dễ biến chất trong chất béo ở nhiệt độ cao, mất hương vị tươi mát khi nấu với lửa thiếu chuẩn xác.

Khi dùng nấm tươi để tạo những món ăn, không nên theo phương thức tao, um cho thấm như nhiều người quen làm. Vì như thế, nấm sẽ giảm độ ngon, bổ không khác gì bị hâm lại hai lửa. Chúng ta nên sơ chế nấm tươi, ướp gia vị thích ứng với món sẽ nấu, sau đó cho vào nấu với các phụ gia đúng thời điểm cho phép.

Với món đậu khuôn (đậu hủ), nên nấu tươi hoặc chiên sơ (đậu có thể được cắt theo hình dạng thích hợp với món ăn), không nên chiên vàng quá đậu sẽ khô, giảm lượng sinh tố B1, B12 và còn gây độc hại cho sức khoẻ. Và tuyệt đối không dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần.

Với hạt khô như các loại đậu, hạt sen... trước khi nấu nên ngâm nước lạnh cho hạt mềm (làm sạch rồi ngâm để có thể sử dụng nước đã ngâm) như trạng thái tươi ban đầu. Như thế, khi nấu hạt chín đều, khó bị cứng lại, đồng thời ít bị giảm lượng vitamin bốc theo hơi nước sôi lâu trong khi hầm, nấu.

Với những loại rau lá mầm mềm mại non nớt, người nội trợ không nên hành hạ nó nhiều lần trên lửa. Chỉ một lần chần đảo nó đã héo hắt teo tóp rồi còn chịu đựng một lần tiếp xúc với bà hoả nữa, chất ngon ngọt tươi mát mất đi, rất tiếc! Nếm một miếng rau trộn dạng nộm thấm thía, ngọt ngào hơn rau xào bội phần. Mít, vả cũng vậy. Sau sơ chế (luộc, xắt, vắt ép), trộn gỏi tạo hương vị thanh nhẹ, ăn mát miệng hơn trộn, xào bởi trái vả phải tái ngộ lửa lần nữa ê ẩm, nóng nảy thân mình.

Nên tận dụng hơi nước để chưng hấp, thức ăn mau mềm và giữa được nguyên chất, nguyên hình, tặng hương vị và cảm quan cho người dùng (ngày xưa, những gia đình quý tộc thường áp dụng cách này: nào cơm chưng, xôi hông, cá hấp, cháo chưng, gà vịt tần, hạt sen chưng, yến sào chưng...). Giữa rau hấp và rau luộc đã khác vị ngon ngọt nhiều lắm. Rau hấp mềm mại ngọt lịm trên lưỡi (hãy làm thử để biết cái tuyệt vời của món rau hấp chấm tương Huế).

Món canh mướp đắng nguyên trái, bí đao lục dung (bí non, còn lông tơ trên da) dồn khuôn đậu, nấm rơm băm nhuyễn rồi chưng cách thuỷ với nước dùng, có thể nói không có món canh nào nóng và bổ đến thế!  Những món nấu gọi là nấu thả (không chiên, xào, rán các phụ gia như cà rốt, khoai tây, môn, su...) cũng giữ gìn được vị tươi ngon và dưỡng chất. Chỉ nên sơ chế các thực phẩm cần thiết, ướp gia vị, thêm poarô đã phi dầu, cho nước dùng vừa liều lượng, nấu sôi thả vào nấu nhanh, khi thức ăn nguội không bị mùi vị ê.

Cách sử dụng lửa cũng là một yếu tố giữ được chất bổ và ngon cho món ăn. Đối với những món cần thời gian cho đạt yêu cầu, lửa chỉ lớn lúc ban đầu, khi sôi đều thì hạ lửa vừa nhỏ, như thế thực phẩm không bị động lực của nước sôi làm xơ xác mặt người, mất đẹp và bên trong được chín thám điều. Điều động ngọn lửa phù hợp món nấu là một kinh nghiệm của người đầu bếp giỏi.

Và đây, món xúp Như Ý phù hợp cho mọi thành phẩn, tuổi tác, giới tính. Nồi súp có đủ các chất đạm của đậu xanh, đậu nành, phù chúc, hột sen, nấm, chất tinh bột trong khoai, đậu, chất béo của phù chúc, sinh tố A, B, C, E trong cà rốt, đậu, bắp, khoai tây, poarô...

Xúp ngon nhờ có nước dùng từ rau củ quả (để tránh dùng bột ngọt), và nước luộc hạt sen, đậu xanh. Tổng hợp của cá thứ nước sôi lên hoà cùng đậu xanh vàng, cà rốt xay mịn thắm, bắp non, khoai tây xay nhuyễn được khuấy đều, nhẹ tay. Xúp sanh sánh nhờ bột khoai mềm mại, kết hợp với nấm rơm tươi chẻ dọc, phù chúc xắt sợi vàng óng như sợi tơ hồng đã được ướp gia vị muôn thuở muối, tiêu, đường. Nồi xúp vàng thắm nhưu gạch, sóng sánh những miếng nâm nâu nhạt, sợi phù chúc trắng ngà uyển chuyển bên những hạt sen tròn đẹp. Mùi tiêu, ngò thơm ngào ngạt kích thích vị giác, khiến muốn húp ngay miếng xúp thanh khiến như ý này... Vài giọt chanh, vài lát ớt trái chín thêm vào khi ăn, mùi vị càng hấp dẫn thực khách hơn.

(Theo Amthuc.com)
http://naumonchay.blogspot.com/2008/07/b-quyt-nu-mn-chay.html

Gần đây một nhóm các bác sĩ Pháp đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra nghiên cứu và phát hiện thấy: có tới 30% số bệnh ung thư liên quan trực tiếp với thói quen ăn uống của người bệnh

Viện khoa học sức khỏe nước Pháp mới đây nhất đã cho công bố bản báo cáo điều tra "Ắn uống với bệnh ung thư" trong đó nêu rõ: thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt và những thức ăn có axít béo bão hòa không chỉ dễ gây nên các bệnh ung thư - nhất là ung thư kết tràng và ung thư trực tràng - mà còn có thể gây ra các bệnh tim mạch.
Năm 1997 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có bản báo cáo nghiên cứu nêu rõ trên thế giới hiện có hơn 10 triệu người bị ung thư ít nhất là 30%-40% trong số đó nếu biết điều tiết việc ăn uống ngay từ thời kỳ đầu sẽ có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn ít các loại thực phẩm có nhiều mỡ cũng như thứ có chất gây ra ung thư như thực phẩm ướp muối, hun khói, nướng... đồng thời nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và thức ăn nhiều chất xơ.

Tỏi và hành tây có tác dụng phòng chống ung thư đường tiêu hóa

Tỏi và hành tây là thực phẩm chống ung thư đã được giới y học xác định và công nhận, bởi vì tác dụng chống ung thư của chúng ta khá rõ rệt.

Các điều tra về bệnh truyền nhiễm cho biết: trong số lượng những người hay ăn tỏi sống, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày rất thấp. Nguyên nhân chính là do tỏi có thể làm giảm đáng kể hàn lượng nitrite trong dạ dày và giải thấp khả năng tạo ra nitrosamine, điều này có tác dụng rất tốt giúp cơ thể phòng chống được ung thư.

Hiệu quả phòng chống ung thư của hành tây và tỏi tương tự nhau. Các nghiên cứu y học phát hiện thấy, trong hành tây có chất vescalin (C27H20O8), đây là chất chống ung thư tự nhiên. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ chết do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.

Cà rốt, cà chua có tác dụng phòng chống ung thư vú, ung thư dạ dày

Những năm gần đây, các nghiên cứu y học đã không ngừng chứng minh rằng: cà chua, cà rốt và các loại rau màu xanh, màu vàng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Trong củ cà rốt có chứa nhiều carotere (tiền vitamin A) có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người thiếu vitamin A có tỷ lệ ung thư cao gấp hơn 2 lần so với người bình thường.

Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều chất xơ, rất có lợi đối với cơ thể. Chất lycopene (C40H56) trong quả cà chua cũng là chất chống oxy hóa, có thể trung hòa được các gốc tự do, rất có lợi trong việc phòng chống các bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa.

Uống trà có thể phòng chống ung thư gan, ung thư dạ dày

Rất nhiều chuyên gia công nhận rằng, uống trà có thể phòng ngừa ung thư dạ dày. Chè không những có khả năng ức chế việc hình thành chất ritrosamine - gây nên ung thư dạ dày, đồng thời còn có tác dụng ức chế khá mạnh đối với các chất gây ra ung thư khác. Thí nghiệm trên động vật đã chứng minh cho thấy, sau khi tiêm tế bào ung thư cho chuột rồi cho chúng uống nước chè liên tục, các khối u ác tính xuất hiện tương đối ít.

Nghiên cứu cho thấy, một trong những thành phần chính của lá chè là phenylpolyphenol, chất này sẽ kết hợp với chất gây ra ung thư, làm cho nó bị phân giải, giảm thấy hoạt tính gây ung thư, từ đó ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Tác dụng chống ung thư của hải đới, tảo biển

Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy hải đới và tảo biển không những chứa nhiều vitamin E và chất xơ thực vật mà còn có khá nhiều nguyên tố vi lượng Iốt. Thí nghiệm cho hay, ăn uống thiếu Iôt sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vú. Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ phụ nữ Nhât Bản có tỷ lệ ung thư vú thấp là do trọng lượng cơ cấu bữa ăn của người Nhật có nhiều hải đới và các loại rong tảo biển. Trong tảo biển còn chứa nhiều cabi, Iôt có khả năng phòng chống ung thư tuyến giáp trạng và ung thư kết tràng.

Các loại nấm ăn, mộc nhĩ có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt

Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện thấy, trong rất nhiều loại nấm ăn có chất chống ung thư, trong đó bao gồm nấm hương, nấm đông, nấm rơm... kể cả mộc nhỉ đen và mộc nhĩ trắng. Nghiên cứu đã chứng minh chất polysacharide trong nấm đông có tác dụng phòng chống ung thư rất mạnh. Polysaccharide có trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong các loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Thức ăn từ đậu có thể phòng chống ung thư vú, ung thư kết tràng

Đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành và các chế phậm từ đậu, là những thức ăn ngốn, dễ tiêu, điều quan trọng là đậu tương rất giàu chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong đậu tương chứa nhiều phytohorenme, có khả năng ức chế sự tạo thành estrin trong cơ thể. Nếu estrin trong cơ thể vượt quá mức sẽ dễ gây ra ung thư vú, vì thế các thức ăn từ đậu có hiệu quả rất tốt giúp chị em phụ nữ phòng ngừa bệnh ung thư do ảnh hưởng của estrin gây ra, đặc biệt là ung thư vú. Các chuyên gia còn cho biết trong các chế phẩm từ đậu có 5 chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Thường xuyên ăn đậu phụ có thể giảm bớt một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.

PHẠM VĂN TRUNG
(Theo Tạp chí Overseastiding of china)
http://www.thuvienhoasen.org/ac-thucanchayphongchongungthu.htm

Phải có sữa bằng bất cứ giá nào.
Bài viết của Keegan Kuhn


Tôi bắt đầu ăn thuần chay [không dùng bất cứ sản phẩm động vật nào] từ năm 1997 vì quá kinh hoàng trước cách chúng ta đối xử với loài vật trong các nông trại và các phòng thí nghiệm vòng quanh thế giới. Từ nhỏ đến lớn tôi đã là người ăn chay [còn ăn bơ sữa] và từng hài lòng là tôi đã làm những gì cần thiết để giảm những khổ đau không cần thiết. Nhưng đến khi tôi biết thêm rằng bò mẹ bị người ta ăn cắp bê con chỉ vài ngày sau khi sinh chúng ra đời, để nông dân có thể lấy sữa của bò mẹ, tôi đã ghê tởm và tức giận. Ý nghĩ rằng có người phải ăn cắp con của ai đó để tôi có sữa dùng với bánh điểm tâm mỗi sáng không những khó nghe mà còn kinh rợn.

Sau đó tôi được biết bò mẹ thường kêu thét gọi con mỗi khi hai mẹ con bị tách lìa - mẹ hiền nào cũng vậy mà thôi. Đối với một em bê nhỏ bé, có khi mới sinh ra được một ngày, bị rời xa mẹ là một kinh nghiệm khủng hoảng mà người ta có thể thấy rõ.

Không như nhiều người muốn nghĩ, việc tách rời bê con và bò mẹ không phải là một hiện tượng mới trong kỹ nghệ chăn nuôi hiện đại. Nếu nông dân muốn có một số lượng sữa nào đó từ loài vật, chẳng hạn như bò và dê, những bò con, dê con mới sinh ra phải bị tách xa mẹ chúng. Đối với tôi, không có sữa loài vật nào đến từ hành vi đạo đức, trừ sữa mẹ của loài người.

Nếu bê con là giống đực, thường thì em sẽ bị bán cho một nông trại nuôi bê; nơi đó người ta sẽ cho em ngồi trong một thùng gỗ, không lớn hơn em là mấy. Cổ bê con bị cột lại để giới hạn sự di động; em cũng bị tước đi ánh sáng mặt trời và chất sắt, để khi em bị người ta hành quyết vài tháng sau, thịt của em sẽ xanh trắng và mềm.

Nhiều người biết về những điều kinh khủng trong việc nuôi bê nhưng đa số không nhận thức rằng bê hiện hữu là do kỹ nghệ bơ sữa. Loài bò sữa Holstein được truyền giống để lấy sữa và không lên cân nhiều như loài bò nuôi lấy thịt. Từ góc nhìn của những nông dân tham lợi, điều đó khiến bò đực không có giá trị vì không sản xuất được sữa.

Cuộc đời ngắn ngủi của một nàng bò sữa chỉ là thụ thai nhân tạo, có thai, con bị bắt cóc, và bị người vắt sữa. Bò sữa hầu như bị có thai liên tục để lượng sữa được cao và rồi để nhanh chóng bị giết khi sữa bắt đầu giảm.

Mặc dù bò có thể dễ dàng sống 20 năm hay nhiều hơn, trong các nông trại ngày nay, ít bò nào sống quá 4 năm. Con của họ bị bắt cóc, họ bị vắt sữa liên tục, họ sống trong điều kiện vô cùng chật chội, rồi cuối cùng bị giết và nghiền nhuyễn trong món thịt bò xay.

Tôi biết rằng điều này xảy ra hàng ngày – và đây chỉ là một trong vô số chuyện kinh hoàng các kỹ nghệ lạm dụng loài vật đang làm – khiến tôi đau đớn khôn cùng.

Tôi tranh đấu rất nhiều vì đau lòng và bất mãn khi cảm thấy lối sống thuần chay vẫn chưa đủ. Ngay cả khi vận động cho loài vật toàn thời gian, tôi cũng chưa vơi nhẹ những cảm giác này. Nhưng dù hoàn cảnh trông có tuyệt vọng đến đâu, tôi đã không và sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Nếu bạn quan tâm về cách đối xử với loài vật, một trong những điều sâu xa nhất bạn có thể làm để giúp họ là theo lối sống thuần chay ngay hôm nay.

sưu tầm từ nguồn: http://vietnamanchay.blogspot.com/
http://www.care2.com/causes/animal-welfare/blog/got-milk-at-what-cost/

Theo lời của Viện Nước Quốc tế Stockholm, 70% tổng lượng nước đi vào việc sản xuất thực phẩm, nhiều hơn so với mức sử dụng của các ngành công nghiệp là 20% và chỉ 10% của tư gia. Chúng ta hãy xem: Cần 23 ga-lông nước để sản xuất 1 cân Anh sà-lách; 25 ga-lông nước để sản xuất 1 cân Anh lúa mì; 49 ga-lông nước để sản xuất 1 cân Anh táo; 815 ga-lông nước để sản xuất 1 cân Anh thịt gà; 1.630 ga-lông nước để sản xuất 1 cân thịt heo; và 5.214 ga-lông nước chỉ để sản xuất 1 cân Anh thịt bò.

Theo cô Marianne Thieme - Nếu mọi người tại Anh quốc không ăn thịt 7 ngày 1 tuần, họ sẽ tiết kiệm được 91 triệu tấn khí thải khí nhà kính. Thật vậy, giống như là loại bỏ tất cả khí thải khí nhà kính trong 12 triệu rưỡi gia đình tại Anh quốc. Một nửa tổng số gia đình tại Anh quốc. Nếu toàn thể dân Anh không ăn thịt 6 ngày 1 tuần, điều này sẽ giảm thán khí giống như là loại bỏ toàn thể xe cộ trên đường xá Anh quốc, gồm 29 triệu chiếc xe. Nếu mọi người ở Anh quốc không ăn thịt 5 ngày 1 tuần, sẽ giảm được 65 triệu tấn thán khí của khí thải khí nhà kính. Ðiều này giảm được nhiều hơn là loại trừ tất cả nguồn điện lực trong toàn thể các gia đình tại Anh quốc.Nếu tất cả các công dân Anh không ăn thịt trong 4 ngày 1 tuần, họ sẽ giảm được 52 triệu tấn thán khí của khí thải khí nhà kính.Việc này sẽ giảm thán khí nhiều hơn là loại trừ 70% tổng số xe hơi trên đường xá Anh quốc.Và không ăn thịt 3 ngày, sẽ có ảnh hưởng khẳng định giống như là loại bỏ tất cả khí thải khí nhà kính khi đổi tất cả dụng cụ trong nhà như tủ lạnh, tủ đá, máy rửa chén và máy giặt bằng những máy có năng suất cao, cách nhiệt tường, gắn kính hai lớp, dùng máy nấu nước hiệu suất cao và đồng hồ điều nhiệt.

Marianne Thieme là đồng sáng lập viên Ðảng Bảo vệ Thú vật Hòa Lan, một đảng chính trị với quan điểm rằng, thú vật cần phải được loài người đối xử tôn trọng. Cô là lãnh tụ Ðảng trong Quốc hội Hòa Lan.

(nguồn: http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=6341705416290464215)

BS. Lê Thúy Tươi

Bạn có thấy rằng, con người cùng với sự phát triển của xã hội bắt đầu mắc nhiều chứng bệnh "khó trị" hơn không? Một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là cách ăn uống của bản thân đấy.

Xã hội càng phát triển, nền văn minh hiện đại đã đạt được những thành tựu to lớn: khám phá vũ trụ, công bố bản đồ gene di truyền, công nghệ thông tin… nhưng con người ngày nay dường như mắc nhiều bệnh hơn, không thư thái và khả năng thích nghi, chống đỡ với môi trường kém. Trường phái “Thực dưỡng - Macrobiotics” sau nhiều cuộc nghiên cứu, sưu tầm đã kết luận: tổ tiên của chúng ta là những người ăn rau, củ, quả. Trong thời kỳ băng hà cuối cùng, khi rau, củ, quả khan hiếm, người ta phải ăn thịt súc vật để sinh tồn. Và thói quen ăn thịt còn đến ngày nay. Tuy nhiên, trong nhiều kỷ nguyên, người ta nhận thấy có những loại bệnh xuất hiện, gia tăng và khi người bệnh được khuyên một chế độ ăn chay, được sống trong bầu không khí vui vẻ đầm ấm thì bệnh từ thuyên giảm đến khỏi hoàn toàn. Phải chăng ăn chay có tác dụng điều trị bệnh và tác dụng thực sự của nó tới đâu?

Cơ sở khoa học

Nói riêng về hệ tiêu hóa, con người có hệ tiêu hóa giống với động vật ăn lá cây, động vật ăn cỏ và không giống với các động vật ăn thịt. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát:

Bảng so sánh cho thấy: Cấu trúc bộ máy tiêu hóa của con người phù hợp với chế độ ăn rau củ, quả, ngũ cốc hơn là ăn thịt. Tất nhiên, thay vì ăn “sống” như những loài động vật ăn thịt, con người biến nó thành “chín” nhờ kỹ thuật luộc, nướng, kho, tẩm gia vị tạo sự hấp dẫn khứu giác,vị giác. Đó là lý do tại sao người ta thú vị với món thịt các loại.

Ăn thịt dễ mắc những bệnh gì?

Nếu nói cứ ăn thịt là mắc đủ thứ bệnh e là hơi quá lời. Ở đây, tôi muốn đề cập đến chuyện ăn một cách thừa thãi, không quan tâm đến tiêu chuẩn vệ sinh có thể gây ra một số bệnh:

1. Ung thư

Năm 1982, tờ Life ở Mỹ, tờ Paris Match ở Pháp và tờ Atarashiki Sêkai Ê ở Nhật Bản đều đưa tin: Bác sĩ Anthony J.Sattilaro, giám đốc một bệnh viện lớn ở Hoa kỳ bị ung thư đã di căn mà lành bệnh nhờ ăn chay. Sau đó một hội nghị khoa học gồm 8.000 bác sĩ chuyên khoa ung bướu họp tại Seatle đã thừa nhận tầm quan trọng của ăn uống trong phòng và chữa bệnh ung thư.Theo thống kê của các nhà dịch tễ học thì 30% ung thư liên qua đến thuốc lá, 35% liên quan đến ăn uống, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm(màu, chất bảo quản...). Như vậy, nếu ăn uống đúng thì 35% bệnh nhân lẽ ra bị ung thư sẽ không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Tại sao ăn thịt dễ bị ung thư? Một trong những nguyên nhân cơ bản là thịt sống mau thối rữa. Để giữ cho chúng “tươi” lâu hơn, người ta đã tẩm chúng với nitrit, nitrat và các chất bảo quản khác. Khi nấu nướng, các chất này không bị phân hủy. Vào ruột, chúng kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Ngoài ra, công nghệ chăn nuôi đang sử dụng nhiều hóa chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh. Heo, gà, bò, tôm, cá,... được nuôi công nghiệp làm mất đi cân bằng hóa học, mất đi thói quen tự nhiên của tổ tiên chúng, kích thích phát triển bệnh gia súc và những khối u ác tính. Khi con vật bị bệnh, bị khối u, chúng được giết mổ chứ không hẳn là được bỏ đi. Thế là chúng ta ăn những miếng thịt mà không biết chúng chứa đầy độc tố, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nhưng tiềm ẩn là chất độc lưu giữ làm biến đổi cấu trúc tế bào và gây ung thư. Ăn thịt nhưng lại ít ăn rau dễ sinh táo bón, ứ đọng chất độc, cũng góp phần phát triển ung thư. Điều này giải thích tại sao cư dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn cư dân ăn chay (Ấn Độ). Ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

2. Bệnh tim mạch

Ở các nước phát triển, bệnh tim mạch được coi là “kẻ giết người số 1”. Nước Mỹ là nước tiêu thụ nhiều thịt thì cứ hai người chết đã có một người tử vong vì tim mạch. Các nhà khoa học ở trường Đại học Harvard kiểm tra huyết áp của hàng loạt người thì thấy huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rất có ý nghĩa so với những người ăn thịt. Lượng cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần người ăn chay là nguyên nhân chính của chứng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Hội tim mạch Hoa Kỳ đã công bố rằng: Một chế độ ăn chay có thể phòng ngừa từ 90-97% các bệnh tim mạch.

3. Bệnh tiểu đường type II

Chế độ ăn nhiều thịt lẫn mỡ, ăn nhiều đường tinh khiết làm tăng acid béo và triglycerid là nguyên nhân gây ra tiểu đường type II.Sở dĩ như vậy vì các acid béo, triglycerid ức chế hoạt động của insulin nên xét nghiệm lượng insulin trong máu có thể bình thường hoặc hơi tăng nhưng đường huyết vẫn cao. Bệnh tiểu đường type II cũng như bệnh tim mạch, khi chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn.

4. Bệnh thận

Các cuộc nghiên cứu cho thấy, thận của người ăn thịt phải làm việc gấp 3 lần thận của người ăn chay để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại. Trong số các chất thải của thịt, đáng chú ý là urê và acid uric. Khi còn trẻ, thận còn “sung sức” nhưng khi lớn tuổi, thận kiệt sức, không thể thải độc hiệu quả sẽ dẫn đến bệnh.

5. Bệnh gout (thống phong)

Khi thận không đủ khả năng thải hết các sản phẩm chứa nitơ độc hại thì làm xét nghiệm chúng ta thấy creatinin và acid uric tăng cao. Acid uric không được bài tiết, đọng lại trong các khớp nhỏ(khớp ngón) gây đau nhức. Bệnh này dường như độc quyền dành cho đàn ông. Nơi đây, acid uric đọng lại thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, đau nhức ghê gớm đặc biệt với những ông ham nhậu. Buổi tối 50%, 100% cùng chiến hữu, chia tay nhau chếnh choáng hơi men còn ca đủ sáu câu vọng cổ, về nhà lăn ra ngủ, nhưng khoảng 3-4 giờ sáng đã thấy khớp ngón chân sưng lên nhức nhối tưởng như không thể chịu đựng được. Ở phụ nữ, sản phẩm thừa trong quá trình chuyển hóa của thịt ngấm vào làm thay đổi sụn bao khớp khiến chúng trở nên lởm chởm, khi di chuyển sẽ đau, nhiều người cứ nằm rên, rồi rơi vào trầm cảm.

6. Béo phì

Béo phì 95% do chế độ ăn quá dư thừa, các loại thức ăn chứa nhiều calorie: mỡ động vật, thực phẩm nhiều đường, bơ, phô-mai, chocolate, thịt... Người béo phì thường lười vận động nên năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ, thúc đẩy quá trình tăng cân. Béo phì gây ra hậu quả trầm trọng trên tim mạch, nội tiết, xương khớp và tâm lý. Ở những nước phát triển số lượng người béo phì đang gia tăng nhanh chóng khiến tổ chức y tế gọi là “Đại dịch” hay "Những bệnh mãn tính không lây”.

7. Bệnh gan

Gan là cơ quan vừa tổng hợp các chất, vừa có tác dụng thải độc. Một chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan quá tải, sinh bệnh. Những lần ngộ độc thịt, rối loạn tiêu hóa,… đều làm gan phải làm việc cật lực để thải độc. Dần dần gan suy yếu, nhiễm mỡ, xơ hóa và khi bạn xét nghiệm sẽ thấy rối loạn chuyển hóa (tăng cholesterol, triglycerid, tăng men gan SGOT, SGPT). Một số chất độc không được đào thải là nguyên nhân gây bệnh dị ứng (chúng ta thường thấy nổi mẩn, ngứa sau bữa ăn)

8. Rối loạn trí óc và cảm xúc

Ăn nhiều thịt động vật, lượng urê tăng lên, những sản phẩm của quá trình thối rữa thịt lên não dẫn tới sự suy nghĩ kém đi. Sự lờ đờ về trí tuệ dẫn đến rối loạn cảm xúc.

Ăn chay - nên ăn gì?

Ăn chay (vegetare) không phải bao hàm chỉ ăn rau mà theo từ ngữ Latinh còn có nghĩa là “sống động”. Chúng ta ăn gạo còn nguyên vỏ cám (gạo lức), các loại đậu (đặc biệt là đậu nành), ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ăn chay tức là chúng ta trở về với thiên nhiên, phù hợp với cấu trúc cơ thể. Tất nhiên ăn chay cũng phải đảm bảo vệ sinh mới có tác dụng phòng ngừa bệnh.

Có đủ dinh dưỡng không nếu bạn ăn chay? Câu trả lời là đủ. Thực tế bạn đã và đang ăn một lượng thịt nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Nhưng phải chăng protein trong rau quả, củ kém hơn protein trong thịt? Cũng không. Đậu nành chứa lượng protein gấp 2 lần protein trong thịt và có đầy đủ các acid amin cần thiết. Trong đậu nành còn chứa lecithin-chất tạo ra sự thanh xuân thần kỳ. Các loại ngũ cốc và rau cũng chứa protein. Các vitamin, các nguyên tố vi lượng (canxi, ma-giê, sắt, kẽm,...) có đầy đủ trong rau, củ, quả.

Nên ăn như thế nào?

Gạo lức thì dễ rồi, bạn thấy chợ nào cũng bán. Trái cây, bạn nên chọn những trái gọt vỏ để tránh dư lượng thuốc trừ sâu. Rau xanh phải chọn rau sạch. Đậu nành và những sản phẩm chế biến như: đậu hũ, sữa đậu nành, tương,… khắp nơi đều có. Mỗi bữa chúng ta ăn như thế nào?

Đừng ăn quá nhiều: Hãy ngừng ăn khi mất cảm giác đói. Nếu ăn quá no nê, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều, thức ăn bị tiêu hóa nửa vời sẽ sinh ra sản phẩm độc.

Ăn trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ: tiếng cười, sự thanh thản giúp cho tiêu hóa tốt.

Nhai kỹ thức ăn: khi phân tích phân của nhiều dân tộc, các nhà khoa học nhận thấy còn quá nhiều sản phẩm tiêu hóa dở dang. Đó là do thói quen ăn nhanh, ăn vội.

Tránh ăn về đêm: nếu bạn đi ngủ với cái bao tử đầy tạo ra trạng thái “ậm ạch”, khó ngủ và nếu ngủ được cũng không yên giấc. Đó là chưa kể những chất trong quá trình tiêu hóa sinh ra sẽ tác động lên não tạo những giấc mơ kinh dị.

Hạn chế các loại thức ăn có đường, đặc biệt là đường trắng và các thành phẩm của nó (bánh, mứt, kẹo)

Nếu bạn đồng ý rằng nên ăn chay thì cũng không cần “đùng đùng” rũ bỏ chế độ ăn thịt. Cứ tiến hành từ từ và khi nhận ra rằng nó có ích cho sức khỏe thì hãy chuyển hẳn. Nhiều bạn lúc đầu ăn chay 50% còn lại là thịt (thịt tươi và nạc) cũng không sao.

nguồn: http://www.tangthuphathoc.com/chay/anchaynhuthenao.htm

Một phương pháp tự phòng bệnh và chữa bệnh


Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó nếu mỗi sáng và tối, các bạn chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay như hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ phòng ngừa hoặc giảm được bệnh tật. Quan trọng là cần thực hiện một cách nghiêm túc, đều đặn mỗi ngày.

A. Sáng xoa mặt

Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa 2 tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây:

1. Xoa hai ổ mắt: Úp 2 cườm tay lên 2 ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt), xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê 2 tay.

2. Xoa mũi: Có 2 động tác. Ðặt 2 ngón tay trỏ miết vào 2 cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập 2 ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên đầu sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Ðặc biệt động tác miết ngược từ 2 cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới.

3. Xoa má: Dùng 2 tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: Làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.

4. Xoa tai: Dùng 2 ngón tay cái để sau 2 tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị tai ù, tai điếc... Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vị và nội tạng của cơ thể.

5. Xoa trán: Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.

6. Xoa miệng, cằm: Dùng cả bàn tay xoa toàn miệng cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.

7. Cào trên đầu: Lấy 10 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau ót 30-60 lần. Công dụng: Giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người liệt.

8. Xoa sau ót: Dùng cả bàn tay xoa sau gáy và ót, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.

Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 tác dụng: Giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; Da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; Làm tiêu nám, mụn trên da mặt; Giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu...

Chú ý: Sau khi thực hiện xong khoảng 5 phút nên rửa mặt bằng khăn bông nhúng nước ấm, rồi dùng khăn chà sát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội có thể nhúng tiếp nước ấm. Ðây là động tác bổ sung cho cách xoa mặt bằng tay nói trên để đạt hiệu quả tốt hơn.

B. Tối xoa chân

Ngược lại với xoa mặt, các bạn nên xoa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 6 động tác sau:

Ðộng tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân. Ðổi chân và lặp lại động tác này.

Ðộng tác 2: Ðặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân.

Ðộng tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.

Ðộng tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ cho đến ngón cái của bàn chân.

Ðộng tác 5: Ðặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ.

Ðộng tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ.

Sau đó lặp lại động tác 1. Trong suốt quá trình thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu massage.

Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn đầu bạc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Ðây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

Theo SK&ĐS
(sưu tầm)

Denny Waxman

Denny Waxman là một người thầy nổi tiếng thế giới, một chuyên gia tư vấn và là tác giả cuốn “Sổ tay đời sống vĩ đại” về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Ông nổi tiếng nhất sau khi bác sĩ Satillaro chữa khỏi bệnh ung thư tiền liệt tuyến và giúp ông này viết cuốn “Vui sống tự nhiên”.

Tôi xin biếu tặng các bạn một số bí mật của suối nguồn tươi trẻ mà không cần phải có một sự can thiệp của một là thuốc tiêm, một loại hooc-môn collagen nào hoặc không cần giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng trước hết chúng ta hãy thống nhất với nhau xem tuổi trẻ là gì? nghĩ về tuổi trẻ, chúng ta cho rằng đó là một năng lượng trong sáng dễ bùng nổ, một đức tính tò mò mạo hiểm, thử thách. Tuổi trẻ không dựa trên các khái niệm. Nó không mang nhiều lý luận, nhiễu loạn, trách nhiệm, vì những thứ đó làm chúng ta chóng già. Ngày nay, thời văn minh tuổi trẻ của con người ngày càng thu ngắn lại. Khi tôi còn bé thì còn chưa xuất hiện từ “stress”. Ngày nay, chúng ta thấy thanh niên họ ôm đồm rất nhiều công việc và họ phải gánh vác rất nhiều cái gọi là “trách nhiệm” nên họ thường phàn nàn họ bị stress và không có thời giờ làm việc này việc kia vì họ luôn rất bận. Trong khi đó, tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn. Có nhiều trường hợp, 8, 9 tuổi đã dậy thì. Do đó, nhiều thanh niên không còn tuổi trẻ nữa vì họ quá người lớn so với tuổi theo nhiều cách biểu hiện và tuổi trẻ ngày càng co rút lại và hầu như biến mất ở thanh niên hiện đại.

Thực ra, cơ thể chúng ta thường xuyên tự nó thay đổi và tự đổi mới theo nhiều cách. Đầu tiên là sự thay đổi máu, tỷ lệ huyết tương. Nó tự thay đổi trong vòng 10 ngày. Bạch cầu tự đổi mới trong 2-3 tuần. Các hồng cầu biến đổi lâu hơn và nói chung sau 120 ngày chúng ta có một loại máu mới khác hẳn máu cũ. Máu của chúng ta thay đổi trong vòng 3-4 tháng một lần. Da chúng ta thay đổi trong 28 ngày một lần. Và cuối cùng, cơ thể chúng ta thay đổi 7-8 năm thành một người khác hẳn, phụ thuộc vào giới tính (7 năm đối với phụ nữ, 8 năm đối với đàn ông). Vậy là đàn bà thay đổi nhanh hơn so với đàn ông.

Da của chúng ta thay đổi 28 ngày một lần làm cho nó bị khô, nhăn nheo, thô ráp, nứt nẻ. Nếu da không đủ chất dinh dưỡng, nó sẽ không tự đổi mới được và lúc đó da bị già hơn. Lý do mà da chúng ta không tự đổi mới được là vì nó bị lớp mỡ ngăn cản dinh dưỡng làm cho dinh dưỡng không ngấm vào da được. Do đó mà mặt chúng ta bị già.

Da của chúng ta là cơ quan có bề mặt phủ rộng lớn nhất cơ thể. Nó là một cơ quan bài tiết mồ hôi và nó được coi là quả thận thứ hai.

Da làm việc cùng với thận, ruột, phổi và gan để giữ cho cơ thể trong sạch. Khi chúng ta ăn nhiều dầu, đồ ngọt, đường và các chất béo và da chúng ta mạnh khỏe thì nó nhận ngay chỉ trong vài phút. Khi chúng ta ăn xà lách trộn dầu, nó không ngấm ngay vào da. Nếu chúng ta ăn đường, đường sẽ biến đổi thành chất béo và ngấm ngay vào da. Do đó dần dần, nó sẽ tạo nên một lớp màng dầy ngăn cản da. Lớp mỡ này ngăn cản sự tuần hoàn và lưu thông khí huyết, gây nên cơ thể bị già nhanh chóng. Các chất béo ở trong các siêu thị ngày nay làm cho da bạn bị phủ một lớp mỡ dầy gây tác hại cho hệ tuần hoàn.

Nếu bạn thay đổi bữa ăn toàn rau và ngũ cốc, số chất béo sẽ giảm đi và da bạn sẽ được phục hồi lại từ từ, các vết nhăn trước đây hằn sâu nay sẽ nhạt dần và có chỗ nó biến mất. Da bạn sẽ trơn chu nhẵn mịn, đàn hồi, bạn không cần dùng đến các mỹ phẩm làm đẹp da nữa, vì da bạn đã tự nó quay trở lại sự tươi trẻ ban đầu.

Sự già hóa giống như một cái cây xanh. Khi nó đủ dinh dưỡng và ánh sáng nó sẽ tươi tốt, bạn cũng vậy. Khi cây không đủ chất và thiếu ánh sáng, nó sẽ cằn cỗi, rụng lá và gà đi. Do đó, nguyên nhân sự già lão của chúng ta là sự mất cân bằng dinh dưỡng - không phải là thiếu hay thừa dinh dưỡng mà là sự cân bằng dinh dưỡng. Nếu bạn mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ già, mặc dù bạn ăn chay hoặc ăn bổ béo.

Nguyên nhân thứ hai gây nên sự già hóa nữa là tuần hoàn bị rối loạn. Quá trình già hóa lành mạnh. Có nghĩa là sự chuyển biến từ thế giới vật chất sang thế giới tâm linh. Khi còn trẻ, chúng ta quan tâm đến thể xác và tình cảm. Chúng ta thích thể thao, âm nhạc, nghe nhạc mạnh. Khi lớn lên và trưởng thành, chúng ta quan tâm đến tình người và các vấn đề xã hội. Khi già, chúng ta bắt đầu quan tâm đến giá trị cuộc sống và ý nghĩa đời sống của mình. Nhiều khi chúng ta kiểm lại xem mình đã thực hiện được mục đích của cuộc đời mình chưa và mình có hạnh phúc không. Cuối cùng, chúng ta chuẩn bị để bước sang một thế giới khác. Đó là quá trình già tự nhiên. Già một cách lành mạnh có nghĩa là chúng ta đi qua từng giai đoạn đó trong cuộc sống một cách bình ổn và bằng lòng với nó. Để chuyển sự tập trung sang một giai đoạn khác. Đây là sự già tự nhiên.

Cơ thể chúng ta ngừng phát triển sau tuổi 20, người ta có thể tăng cân nhưng bắt đầu già đi. Tuy hai mươi năm đầu chúng ta không chỉ phát triển cơ thể mà còn cả cá tính của mình. Chúng ta quyết định mình sẽ trở thành loại người như thế nào. Chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh của mình và cố thực hiện nó. Thông thường, con người trong giai đoạn này có tính cởi mở để đón nhận mọi thông tin từ thế giới bên ngoài. Sự cởi mở cho chúng ta một sự tuần hoàn lưu thông và bổ dưỡng. Nhưng chúng ta càng lao vào hòa nhập với xã hội văn minh, chúng ta càng nhận thấy nhiều bất cập làm ta có cảm giác gần như xa lạ và tách biệt với mọi người sau vài lần vấp váp trong cuộc đời và các mối quan hệ. Một cách tự động, chúng ta có phản ứng co cụm và đề phòng. Khi ngày càng nhiều khái niệm và học thuyết đi vào đầu chúng ta. Những khái niệm này làm cho chúng ta bị gò bó, chứa chấp. Những suy luận vô ích làm phá vỡ mọi suy nghĩ của chúng ta và làm cho chúng ta già đi một cách bất tự nhiên. Kết quả là chúng ta bị già đi ngay khi còn đang ở đỉnh cao của tuổi trẻ. Già tự nhiên đến với người cởi mở. Nó giống như sự cởi mở ở đứa trẻ. Chúng ta càng cởi mở, chúng ta càng trẻ, nhưng không phải là trẻ con vì chúng ta đã trưởng thành.

Nói về vấn đề dinh dưỡng. Một vấn đề hay xảy ra khi chúng ta ăn quá đà. Với miếng ăn quá khẩu, chúng ta ngày càng già đi. Ăn quá đà tạo nên sự căng thẳng cho cơ thể. Thức ăn là năng lượng. Nó chứa năng lượng từ thiên nhiên và môi trường. Thức ăn chúng ta ăn chủ yếu bị phân hủy thành năng lượng cơ bắp và năng lượng tinh thần chứ rất ít năng lượng được biến đổi thành dinh dưỡng để bồi đắp cơ thể một cách thực thụ. Thức ăn là năng lượng và sự dao động. Chúng ta càng ăn nhiều, chúng ta càng có nhiều năng lượng và càng bị xáo động hỗn loạn. Cơ thể giống như một cái phòng, 40 người thì còn dễ chịu chứ 50, 60 người thì bắt đầu ngột ngạt và khó chịu. Nếu co 60 người, phòng sẽ hỗn loạn giống như cơ thể bị rối loạn tuần hoàn. Không chỉ rối loạn luân chuyển mà còn tạo nên sự căng thẳng và cứng nhắc.

Một nhân tố khác làm ta già là thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Phần lớn mọi người già nhanh do thừa dinh dưỡng vì ăn nhiều thịt, gà, sữa, trứng, bánh pizza, kem, đường và sôcôla. Thực phẩm ngày càng giầu mỡ, đường, đạm. Ngay cả bạn có không ăn nhiều thì thức ăn nhiều chất khi phân hủy trong bạn cũng đủ làm bạn tràn ngập dinh dưỡng và xơ cứng.

Rất ít khi bị thiếu dinh dưỡng. Nhiều người cho rằng ăn ít thì khỏe mạnh. Nhưng điều này chỉ đúng trong từng thời kỳ của cơ thể. Nếu bạn ăn uống quá đơn giản và bạn không ăn dầu, cá, các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài thì cơ thể cũng bị xơ hóa. Như vậy, bạn chỉ nên ăn ít khi cơ thể bạn bị ốm hoặc có vấn đề trục trặc tiêu hóa. Khi bạn đủ dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ đủ sinh lực và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Bạn nên theo dõi khẩu phần ăn uống tới độ vừa đủ cho cơ thể mình. Mỗi người có một mức độ khác nhau. Đừng ăn vượt quá ngưỡng của cơ thể mình.

Một nhân tố quan trọng khác làm cho bạn thiếu dinh dưỡng là cơ thể bị khô cứng và khó hấp thu các chất bổ. Ăn các loại bánh ngọt, đồ nướng, rán, các loại đồ khô, đóng hộp, quá hạn sử dụng dễ làm cho cơ thể bị khô cứng, gây trở ngại cho sự tiêu hóa, làm cơ thể bị thiếu chất, mặc dù ăn đủ. Hầu hết các món ăn hiện đại đều khô, cứng, có muối, đóng hộp, đóng bao bì… Nếu có loại muối kém phẩm chất, cơ thể rất khó tiêu hóa.

Các thực phẩm hiện đại đều có nhiều năng lượng làm cho ruột phải làm việc quá tải. Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, đường, sữa, sôcôla, bơ, phó mát, nước ngọt hầu hết đều giàu năng lượng gây nên sự mất cần bằng dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Dù bạn có pha chế kiểu gì thì năng lượng vẫn còn đó, nó không hề mất đi. Quá trình già hóa của cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ thói quen ăn uống của bạn.

Một bữa ăn quá nhiều chất như thịt động vật, sữa, đường, bánh kẹo, sôcôla, trứng, cùng các đồ ăn nguội, ăn nhanh là những nhân tố chính làm mất cân bằng dinh dưỡng.

Macrobiotics Today - Số 9-10 năm 2003
(sưu tầm)

Carbohydrates (bột, đường) - whole grains, beans, vegetables, seeds, fruits;
Proteins (đạm) - beans, bean products, fish, seeds, nuts, meat, eggs, dairy;
Fats and oils (chất béo và dầu) - cooking oils, nut butters, nuts, seeds, butter, animal foods;
Minerals (chất khoáng) - salts, sea vegetables, vegetables, fish, meat;
Vitamins - vegetables, fruits, sea vegetables;
Enzymes - fermented foods, raw vegetables and fruits;
Water (nước) - spring water, vegetables, fruits;

According to recent studies from archeologists, anthropologists, and comparative anatomists, for thousands of years, human beings ate mostly vegetable foods including wild grains, roots, beans, nuts, tubers, fruits and wild game. The vegetables grew in mineral-rich soil in harmony with the growing seasons and the wild game was very lean (with eight to ten times less fat than modern domesticated animals). The ratio of vegetable quality foods to animal foods was three-to-one and disease was rarely caused by diet.

We see these vegetable-based diets in the traditional diets of many cultures. For example:

Asia - rice, aduki and soybean products, vegetables and fish;
Latin America - corn, beans, vegetables and chicken;
Middle East - cous cous, Hummus (chickpeas) vegetables and lamb;
Northern Europe: wheat, barley, kasha, split peas, pickled vegetables and salted fish;
North America: wild rice, corn, baked beans, vegetables and fish.

The percentage of deaths linked to these traditional vegetable-based diets is still relatively low.

However, in the United States, especially since the Industrial Revolution, the ratio of vegetables to animal foods has reversed, now being one to three. Instead of following a whole foods, vegetable-based diet, our food choices are dominated by: fast food restaurants that focus on animal meats; huge commercial growing farms that use pesticides and depleted soils; over-processed grains that have few nutrients and no fiber; and excess dairy products and sugar. The ratio of vegetables to animal foods is one to three, and hundreds of diseases are casually linked to this modern diet.

The traditional vegetable-based diets are recognized and encouraged by national and international health organizations as the most health supporting, because they are high in nutrients and fiber and low in fat.

When choosing a whole foods diet, it's very important to consider the quality of the food. It's important to choose organic foods to get the most nutrients, to support the organic farmers, and to not support the use of pesticides because of the negative effects on the body, wildlife and the environment.

A Partial List of the Foods in Each Category:

Organic Whole grains and whole grain products:

Whole grains are 'live' foods with active enzymes that enable the grain to sprout if it is soaked in water. Compared to processed grains, which are often refined and bleached by chemicals, whole grains are rich in complex carbohydrates, minerals and vitamins.

Grains: amaranth, barley, buckwheat, corn, millet, oats, quinoa, rice, rye, spelt, sweet rice, teff, wheat, wild rice;

Grain products: fu, mochi, seitan, whole-grain bread and pasta;

Organic Beans and Bean Products:

In general, the body requires more carbohydrates than proteins because carbohydrates are used for daily activity and protein is used for maintenance. This ratio, however, is dependent upon one's level of activity, age, climate, health condition, body 'goals' and other factors so it must be determined individually.

Beans: adukis, black-eyed peas, black turtles, black soybeans, garbonzos, great northerns, kidneys, lentils, limas, navies, pintos, split peas;

Bean products: miso, natto, soy products, tempeh, tofu;

Organic Nuts and Seeds:

Excellent sources of protein and fat, nuts and seeds are plentiful. When un-shelled they are easy to store for a long time. Once shelled, however, they are susceptible to rancidity if left at room temperature unless preserved with salt or shoyu.

Nuts: almonds, Brazil nuts, cashews, chestnuts, hazelnuts, peanuts, walnuts;

Seeds: pumpkins, sesames, sunflowers, flax (hạt lanh);

Organic Sea Vegetables and Land Vegetables:

Rich in minerals, trace elements, vitamins and fiber, sea and land vegetables build bones and muscles, nourish the skin, cleanse and revitalize the body.

Sea Vegetables (Rong tảo) : agar agar, arame, dulse, fresh-water algae, hiziki (tóc tiên), kombu (phổ tai), mekabu, nori, sea palm, wakame;

Land Vegetables:

roots: burdock, carrot, daikon, jinenjo, lotus, parsnip, turnip, rutabaga (củ cải Thuỵ Điển);

ground rounds: broccoli, brussel sprouts (chồi cải Brussel), cabbage, cauliflower (hoa lơ), onions, squash (quả bí);

leafy greens: bok choy, collards (một loại cải xoăn), kale, lettuces, leeks, spinach, sprouts, mustard greens, chard, lettuces, radicchio, arugula, frisee, mizuna;

Organic Fruits:

An important source of vitamins and water and enzymes, the use of fruit as a food source depends upon what is growing in the local area in season.

Temperate climate: apples, apricots, berries, cherries, melons, peaches, pears, plums;

Tropical climate: bananas, grapefruit, mangoes, oranges, papayas, pineapples;

Knowing that the food components necessary for health are available in a whole foods diet, how do we adapt the diet to meet personal health conditions, activities for the day and climate variables? I've found it wonderfully helpful to understand and use the distinctions of the Expansive (Yin) and Contractive (Yang) forces found everywhere in Nature.

(nguồn: Macrobiotic Recepts)

Cornelli Aihara


1/ Thức ăn theo mùa và theo miền:

Điều quan trọng đầu tiên của Thực dưỡng là dùng thức ăn theo mùa và theo miền. Tốt nhất là dùng rau quả trồng tại địa phương mình sinh sống và theo mùa nào thức nấy. Theo đó một bữa tiệc bao gồm những sản phẩm thiên nhiên là tốt nhất. Nấu nướng phải có sự quan tâm và chú ý. Nếu bạn chỉ nấu theo sở thích thì vẫn chưa đủ để phát triển nấu ăn. Cách nấu ăn ngày nay của xã hội đương đại đã đi chệch khỏi nấu ăn cổ truyền. Rau cỏ có thể ăn suốt 4 mùa. Rau mùa đông thì ăn vào mùa đông, rau mùa hè thì ăn vào mùa hè. Hoa quả cũng vậy, phải ăn theo mùa. Có một số trường hợp nếu không kiếm được rau theo mùa thì có thể ăn rau trái mùa. Lúc đó phải dùng kỹ thuật nấu ăn để cân bằng chúng. Cac loại rong biển và hạt có thể mua từ nước ngoài. Tương và muối biển thì nên dùng hàng trong nước.

2/ Nguyên tắc ăn toàn phần:

Nguyên tắc quan trọng thứ hai của Thực dưỡng là ăn toàn phần, không cắt bỏ phần nào. Nấu rau, củ quả và cá đều toàn phần và nguyên con mà không cắt bỏ rễ mà chỉ ăn ngọn và bỏ đầu bỏ đuôi. Bạn có thể cắt nhỏ ra để dễ nấu nhưng nên nấu chung chúng trong một nồi. Thỉnh thoảng cũng có thể nấu gốc rau riêng ra một nồi cho nhanh và đỡ phải ninh cũng ngọn.

Khi nấu cá, không bao giờ dùng gan cá vì trong gan cá có rất nhiều chất độc. Với củ cải phần củ và phần lá có thể tách riêng để nấu thành những món khác nhau. Khi nấu cá, nên nấu nguyên cả con. Đầu và xương có thể dùng để nấu súp hoặc canh. Nếu bạn cắt bỏ một phần nào của thức ăn thì việc nấu ăn xem như là không tốt.

Các món ăn hàng ngày không nên làm cầu kỳ và sành điệu.

3/ Nguyên tắc về âm dương:

Để trở thành một nhà thực dưỡng thành thạo thì trước tiên, bạn phải thành thạo điều này. Nấu ăn đừng làm quan trọng hóa, hãy coi nó như một trò chơi. Đầu tiên chú ý đến thời gian nấu sôi, chú ý đến số muối ăn cần cho vào; số tương miso và tương đậu, số bột ngọt, gia vị, độ cay, nóng…

Một tổ hợp thức ăn như thế nào là tốt nhất? Các nhà nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm dinh dưỡng đều chỉ ra các kết quả sai lầm. Nếu bạn biết kỹ về âm dương trong nấu ăn thì điều này trở nên đơn giản, bạn sẽ trở thành một khoa học gia về sự sống và lúc đó bếp của bạn được coi như một phòng thí nghiệm.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã dạy: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, và từ ba sinh vạn vật. Mọi thứ đều âm ở ngoài và dương ở trong. Thông qua tương tác âm dương mà tự hài hoà.

Nấu ăn là một phương thức tự cân bằng âm dương thiết yếu nhất với mọi biểu hiện của vạn vật. Để biết thêm chi tiết xin đọc thêm các sách về Thực dưỡng. Hãy thực hành và nghiên cứu để làm giảm dần đi các mối nghi ngờ.

Khi nấu ăn cần phải biết phân biệt âm dương. Đầu tiên bạn phải phân chia thực phẩm thành đồ âm và đồ dương. Đồ ăn thực vật và đồ ăn động vật. Thực vật là âm và động vật là dương. Thực vật thì xanh, mát, yên tĩnh, còn thức ăn động vật thì cô đặc, nóng, đỏ, vàng. Rượu cồn thuốc lá là âm. Bảng phân biệt sau đây cho thấy rõ tính âm dương của thức ăn.

Cực âm: Thuốc lá, ma tuý, rượu, bia, đường, đồ uống lên men.

Âm: Hoa quả, hạt, rau, củ

Cân bằng: Gạo, mì (ngũ cốc nguyên cám)

Dương: Cá, thịt cá trắng, cá đỏ, thịt, trứng, thịt gà.

Cực dương: Muối

4/ Ba thứ bậc của nấu ăn:

Có 3 thứ bậc của nấu ăn giành cho người bắt đầu, thuần thục và lão luyện. Người khởi đầu thường bị sai lầm còn người thuần thục thì ít sai lầm hơn. Tuy nhiên, người thuần thục khi đã mắc sai lầm thường là sai lầm lớn. Đó là họ hay bảo thủ và nhiều khi hay làm đại khái mà không lắng nghe lời khuyên của người khác. Điều này dễ gây nên mâu thuẫn giữ họ với gia đình và bè bạn mặc dù họ nấu ăn rất thành thạo và hiểu biết. Nhiều khi chính kinh nghiệm của họ gay nên sự khốn khổ cho họ. Khi một người trở nên lão luyện trong nấu ăn thì họ là một người thầy. Phẩm chất đầu tiên của một bậc thầy nấu ăn là khiêm tốn. Khiêm tốn là nhạy cảm và tinh tế. Nó có tác dụng cảm hóa kết nối tất cả những người bạn Thực dưỡng và là món ăn trở nên dễ được chấp nhận với mọi người. Sau một nghìn lẻ một sự khiêm tốn, người đó trở thành một người thầy Thực dưỡng và theo đó người đó nghiễm nhiên là chủ nhân của gia đình hạnh phúc và ấm êm.

5/ Đừng vội vàng:

Đừng bao giờ nấu ăn một cách vội vàng. Nấu ăn và ăn uống là một nghệ thuật thư giãn đem lại sự hài hòa và kiến tạo cuộc sống. Chúng ta không nên nấu ăn và ăn một cách vội vàng, sốt ruột. Trong xã hội hiện đại, con người bị chứng bệnh làm nhanh, nghỉ nhanh, nói nhanh, ăn nhanh, học nhanh, đi nhanh và nấu ăn nhanh. Đi cắm trại, dã ngoại, người ta thường ăn nguội để tủ lạnh mà không đun bằng lửa, củi hoặc rơm. Tốc độ và tiện lợi là hai nhân tố đặc trưng của xã hội hiện đại làm cho kết hôn và ly hôn nhanh chóng. Các đôi nam nữ vội vã kết hôn và vội vã ly hôn. Họ như những khách lữ hành đi tham quan tình yêu và trái đất mà họ không hề sống vui như tổ tiên của họ.

Tương đậu và miso ngày nay ở ngoài thị trường chỉ có vài tháng là đã thành sản phẩm đem bán. Người Thực dưỡng dùng tương miso ít nhất 18 tháng tuổi và phải ủ men tự nhiên, tức là ủ men xác thực. Khi nấu ăn bạn chỉ cho miso vào rau khi rau củ đã chín dừ, vì nếu cho sớm hương vị của nó sẽ bị biến chất. Uống trà cũng vậy, chỉ cho trà khi nước đun sôi. Nếu bạn đang vội thì đừng nấu ăn. Đừng vứt các nước ép từ rau củ vì chúng sẽ dùng vào nấu ăn về sau.

Hãy làm cho cái bếp của bạn có ngăn nắp trật tự. Nếu nấu ăn lộn xộn nó sẽ làm suy nghĩ của bạn lộn xộn và gia đình bạn cũng lộn xộn theo. Nếu bạn không giữ bếp ăn trật tự thì gia đình bạn sẽ nhận được sự mất trật tự trong thức ăn.

6/ Những đề xuất cơ bản:

- Ăn uống thức ăn toàn phần
- Ăn theo mùa và theo miền địa phương
- Người già trẻ nhỏ nên ăn ít muối
- Dùng ít tương miso cho người già và trẻ nhỏ
Theo cách ăn Thực dưỡng trước khi ăn thì nên uống một ngụm nước tương miso trước. Sau đó ăn một miếng cơm rồi mới đến rau. Như thế thức ăn sẽ vào miệng ta theo một trật tự. Bạn cũng có thể ăn tương miso đầu bữa và ăn lại nó vào cuối bữa.
- Nhai từ 50-100 lần cho một miếng cơm.
- Khi nhai phải nhai nhanh, đừng nhai chậm để tạo cho thức ăn được dương. Nhớ nhai kỹ, nhưng tốc độ phải nhanh.
- Đừng dùng muối pha vào món ăn và đừng rưới nước tương vào cơm.

7/ Gia vị:

Dùng dầu đậu tương, miso, dầu vừng, dầu ngô, dầu ôliu và muối - Tránh dùng các chất kích thích từ miền nhiệt đới.

Có 3 loại muối, muối nguyên chất, muối không có magiê và muối có canxi cacbonat. Nên dùng muối nguyên chất và khi nấu ăn nên cho muối vào ngay từ đầu. Vì khi nấu nó sẽ làm mất dần vị mặn của nó.

Với đậu tương nên tránh dùng các đậu tương có hóa chất. Để kiểm tra đậu tương tự nhiên, bạn cho một thìa trà bancha vào 1 ly nước đậu tương. Nếu nó trong thì đó là đậu tự nhiên. Nếu màu trà tối sẫm lại thì đó là đậu tương đã dùng muối hóa học. Cũng có thể kiểm tra nó bằng cách cho nó vào nước lạnh. Nếu nó tan ra thì đó là tốt. Còn nếu nó tan ra ngay thì đó là sản phẩm hóa học.

Nước đậu tương thường cho vào cuối khi nấu ăn nếu không sẽ mất vị ngon của nó.

Có 3 loại nước tương: tương đậu, tương kiều mạch và tương gạo. Tương đậu là dương nhất. Người ăn nhiều thịt nên ăn tương đậu.

Trong nấu ăn thực dưỡng chúng ta chỉ dùng dầu thực vật. Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà ta dùng loại nào ví như: Nếu dầu ô liu dùng để trộn sa lát, dầu ngô dùng để rán chiên, khi chiên dầu không nên dùng lửa to.

Gừng được dùng khi nấu với cá và khử đi mùi dầu trong món ăn. Khi ăn có thể cho vừng vào các món ăn làm dậy mùi. Cam và chanh được dùng để làm cho các chất tạo mùi thơm.

8. Thành phần của thức ăn:

Khi chọn thực phẩm bạn cần biết tầm quan trọng của thành phần thức ăn. Mỗi thức ăn có đặc tính riêng của nó. Về mùi vị và thành phần dinh dưỡng, nên phân biệt thành phần âm dương cho thực phẩm.

Khi tổ hợp chúng lại để nấu phải chú ý về hương vị, màu sắc, mùi, độ đậm nhạt, không bao giờ cho đường vào món ăn. Hãy để món ăn có hương vị tự nhiên là tốt nhất. Người ta nói rằng Thực dưỡng dùng 7 chiếc lá và 7 cái rễ để tạo nên hoà bình và nghệ thuật sống vui.

9. Lưu ý:

Một người vợ và người mẹ cần phải rất chú ý khi nấu ăn. Nếu trộn lẫn thức ăn nóng và lạnh, nó sẽ bị chua. Nên tránh dùng các loại thức ăn nóng và lạnh vào cùng 1 bữa ăn. Trong ngày nên thay đổi món ăn và nên tưởng tượng ra món ăn sẽ làm vào ngày hôm sau để tạo nên gia đình hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc khi có 1 người vợ biết cách nấu ăn. Quan trọng nhất là người vợ phải hướng toàn bộ tâm tư và tình cảm vào việc nấu ăn cho chồng con và coi đó là 1 công việc thiêng liêng. Khi chồng cáu gắt là do anh ta quá dương, bạn nên cho anh ăn rau, hoa quả nấu trong nước muối nhạt. Những thực phẩm âm sẽ tốt hơn cho tính khí nóng nảy của chồng và của vợ.

10. Những gợi ý trong nhà bếp:

- Sau khi rán nấu xong nên rửa sạch dầu khỏi chảo vì nếu không chúng sẽ biến thành axít.
- Có thể dùng gừng để khử bớt mùi dầu.
____________________________

Nguyễn Quốc Khánh dịch theo Macrobrotic Today 5/6/2006
(sưu tầm)

tác giả: Herman Aihara

Thực dưỡng không phải là một cách nấu nướng khác biệt hay là việc hạn chế ăn uống mà là sự sắp xếp trong cách ăn. Chúng ta phải có một chế độ ăn hợp lý nếu muốn có tình trạng sức khỏe tốt và trạng thái tinh thần sảng khoái. Ốm đau không là gì nhưng sự xáo trộn cần phải được sắp xếp lại.

Thực dưỡng dạy chúng ta cách nhận biết và hình thành sự ngăn nắp trong cuộc sống. Bước đầu tiên là ăn các loại ngũ cốc và rau tươi trồng theo mùa. Bạn cần tránh các thức ăn công nghiệp như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh và các loại hoa quả nhiệt đới. Ngũ cốc và các loại tảo biển, dù là chúng có xuất xứ ở nước ngoài, đều có thể ăn được trong quá trình áp dụng Thực dưỡng miễn là chúng không có hóa chất. Ngũ cốc được trồng ở hầu hết các vùng ôn đới vì chúng có điều kiện thích nghi với đất cũng như với sự thay đổi khí hậu tốt. Rong biển thì có thể phát triển trên từng dặm dưới đại dương.

Bước thứ hai là bạn phải hiểu rằng các thức ăn tự nhiên đều đáng quý. Hãy tìm kiếm thức ăn tự nhiên ở chợ hay những siêu thị. Nhưng thức ăn tự nhiên là gì? Đó là các loại thức ăn chưa qua tinh chế, hoặc là tổng hợp nhân tạo. Bởi vậy, bột mỳ đã lọc, bánh mỳ trắng, đường, các sản phẩm bơ sữa (kem, phomat) và đường đã tinh chế không phải là thức ăn tự nhiên. Tất cả các loại ngũ cốc, cá (bao gồm phần đầu và phần đuôi), rau củ đều được coi là thức ăn tự nhiên.

Thức ăn tự nhiên chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất khoáng cần thiết (Tất nhiên là một vài nhân tố có thể có số lượng ít hơn ở thức ăn này so với ở thức ăn khác). Việc ăn các thức ăn tự nhiên sẽ giúp cho chúng ta duy trì trạng thái cân bằng các chất dinh dưỡng trong máu, cơ thể và các tế bào. Hơn nữa, nó còn giúp chúng ta phát triển khả năng chuyển hóa của cơ thể. Khi đã có khả năng này, mặc dù chỉ ăn ngũ cốc và rau tươi nhưng cơ thể vẫn có thể chuyển hóa chúng thành chất đạm và nuôi dưỡng các tế bào.

Bước thứ ba là áp dụng nguyên lý âm dương trong việc chọn lựa và chế biến thức ăn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về việc chọn thức ăn âm dương. Hãy làm theo bước 1 thật tốt rồi bạn sẽ hiểu rõ hơn về bước này. Song, trong cùng một nhóm thức ăn, bạn có thể cho thêm thức ăn âm hay dương như carôt, hành, bắp cải. Lời khuyên là bạn nên tránh xa các loại cà, cà chua, bởi vì chúng quá “âm”. Nhưng nếu đó là món ăn yêu thích của bạn thì bạn có thể thỉnh thoảng ăn và chỉ với số lượng ít và như thế sẽ không gây hại gì cho bạn. Đừng nên qua nghiêm khắc với bản thân.

Bước thứ tư là học cách chế biến biến món ăn âm thành dương và cả cách sao cho món ăn hấp dẫn hơn. Ninh, nấu bằng nồi áp suất trong thời gian dài hay cho thêm muối là một cách để dương hóa thức ăn. Đối với thức ăn dương, một trong những thủ thuật trên là đủ. Tuy nhiên, đối với thức ăn âm, bạn phải cần đến 3 hoặc nhiều hơn công đoạn chế biến. Ví dụ, ngưu bàng cần phải luộc kĩ và cho thêm muối.

Áp dụng nguyên lý âm dương, hương vị của món ăn sẽ hấp dẫn lên rất nhiều. Bản thân người đầu bếp sẽ giống như là các nghệ sĩ. Khi mà chúng ta đem lại nhiều điều thú vị và hấp dẫn trong bữa ăn, chế độ ăn Thực dưỡng của chúng ta đã đi đúng hướng.

Khi thời tiết nóng, điều kiện khí hậu và thời tiết thuận lợi cho việc phát triển của thức ăn âm, chúng ta sẽ phải sử dụng kĩ thuật đối nghịch - âm hóa. Cụ thể ta sẽ phải cần đến giấm, rượu, gừng. gia vị, rau sống, men. Ví dụ, cho thêm củ cải nạo vào cá hoặc là rau xào vào món Tempura (món ăn Nhật gồm cá, hải sâm chiên với nước sốt). Rau sống ăn kèm với các món gỏi cá sống. Âm hóa cũng là một kĩ thuật nấu ăn cho người mà có thể tạng dương.

Nguyên lý này giúp cho chúng ta đạt được trình độ nấu ăn cao hơn - biết cách kết hợp thức ăn. Từ đó, chúng ta có thể chế ra các công thức nấu ăn riêng mà có thể làm thực khách phải bất ngờ khi thưởng thức.

Bước thứ năm là tìm hiểu xem việc ứng dụng các nguyên lý trên có ảnh hưởng đến việc chuyển hóa như thế nào. Nói cách khác bạn nên tránh những thức ăn không hay ít cần đến bộ máy tiêu hóa để chuyển hóa thành năng lượng. Sữa và các sản phẩm từ sữa là một ví dụ điển hình. Không có một loài động vật nào dùng sữa khi đứa trẻ đã lớn trừ con người. Sữa là một thức ăn phù hợp cho trẻ sơ sinh vì chúng chưa có khả năng tiêu hóa và chuyển hóa các loại ngũ cốc và rau. Hơn nữa, sữa lại rất dễ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng vào máu và các tế bào. Bởi vậy, những người phụ thuộc vào sữa thì khả năng chuyển hóa sẽ kém và thường thấy khó chịu khi ăn đồ Tây. Thậm chí còn có thể bị dị ứng. Thế có nghĩa là những người đó phải sống trong một thế giới riêng biệt. Thật đáng tiếc vì họ không thể hưởng thụ các món ăn ngon. Và do vậy dù có cố gắng đến đâu thì họ vẫn không thể làm bạn với nhiều người.

Bước thứ sáu là học cách lên thực đơn sáng suốt. Mỗi một cá nhân cần cân nhắc về thói quen ăn uống cũ của mình, khối lượng và các loại hoạt động, tuổi tác, điều kiện khí hậu, mùa trong năm… Để quyết định xem thức ăn nào là phù hợp, nên lưu ý rằng điều kiện thay đổi thì thức ăn cũng phải thay đổi theo. Tỉ lệ phần trăm trên bảng dưới đây chỉ mang tính chất tương đối,

Thức ăn ------ Mùa đông ------- Mùa xuân/thu ----Mùa hè

Ngũ cốc ------ 70-90% --------- 50-70% --------- 30-50%

Rau ---------- 10-30% ---------- 30-50% ----------50-70%

Đậu -----------5-10% ----------- 7-12% ---------- 10-15%

Rong biển --- 5-10% ----------- 7-12% -----------10-15%

Salad --------10% --------------- 5% -------------- 2%



Rau sống, hoa quả, lạc và các sản phẩm từ bơ sữa nên hạn chế. Nên dùng thức ăn theo mùa, trồng tại địa phương và không có hóa chất (chất bảo quản, thuốc trừ sâu, phẩm màu). Những viên thuốc vitamin (dù là được chiết xuất từ tự nhiên hay nhân tạo) đều không nên dùng.

(Thực đơn và công thức nấu ăn có thể tìm trong cuốn Chế biến món ăn Thực dưỡng cơ bản của tác giả Julia Ferre - Ed)

Những người không muốn uống trà hay nước sau bữa ăn thường là do trong cơ thể có quá nhiều khí âm dù người đó có tập thể dục đầy đủ tích cực thế nào đi chăng nữa.

Một vài người có thói quen bỏ bữa sáng hoặc thay thế bữa trưa cho bữa sáng rồi thôi không ăn bữa trưa nữa. Cách này chỉ dành cho những người quá cỡ. Đối với những người như vậy thì chỉ ăn 2 lần một ngày sẽ giảm được khối lượng cân nặng đáng kể.

Nếu bạn thích cá, có thể sử dụng cá nhỏ để nấu súp. Khi nấu, chú ý rằng không hoặc cho rất ít muối. Vào mùa hè, nên tuyệt đối kiêng cá.

Gần đây, người Nhật đã dần từ bỏ thói quen ăn tráng miệng bằng hoa quả. Thay vào đó, họ ăn mocha (một loại bánh làm từ gạo, kèm với đậu và một số gia vị khác) hoặc là salad.

Trong một vài tuần ngày hay tuần đầu áp dụng chế độ ăn Thực dưỡng, sẽ rất khó cho bạn để có thể kiêng ngay đồ ăn ngọt. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể ăn một ít hoa quả tươi hoặc mật ong. Nên loại bỏ hoàn toàn đường ngay cả với mật ong. Vào mùa hè hoặc đối với trường hợp ăn quá nhiều thịt thì có thể dùng một ít hoa quả tươi. Bạn cũng có thể ăn tráng miệng bằng các loại bánh quy, lạc, nho khô, hạt dẻ, bánh táo tùy vào điều kiện khí hậu và tuổi tác. Theo ý kiến của tôi thì những món ăn kể trên phù hợp cho trẻ em hơn là người già.

Một vài người vẫn không thể từ bỏ đường thậm chí là sau mấy năm áp dụng phương pháp Thực dưỡng. Trong trường hợp này, hãy ăn nhiều bí ngô, bí. Bí ngô và bí non đầu mùa đông rất ngọt, đặc biệt là khi đã luộc. Nếu bạn vẫn không thể kiêng đường, hãy thử ăn ít hoa quả. Trong bất cứ trường hợp nào cũng nên tránh xa các loại hoa quả nhiệt đới.

Bạn có thể ăn kèm salad hoặc dưa chua trong mỗi bữa ăn. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng rất hữu ích đối với những người có chế độ ăn kiêng. Đối với những người quá nhiều dương khí, thay vì uống trà, ăn một vài quả táo hay uống thật nhiều nước lã, bạn có thể thay thể bằng cách ăn salad. Trong trường hợp không có salad, bạn có thể ăn carot sống, rau diếp, củ cải trắng, bắp cải, củ cải đỏ hay dưa chuột.

Có một vài lí do giải thích tại sao phần lớn người dân Mỹ khi bắt đầu chế độ ăn Thực dưỡng thì chỉ nên ăn ít muối. Thứ nhất, bởi muối là một lại thức ăn dương. Thứ hai là ăn quá nhiều muối có thể dẫn tới mệt mỏi. Thứ ba, không thể nào mà dương hóa nhanh chóng khi mà không hạn chế dần thức ăn âm.

Để tránh ăn đường, bạn nên hạn chế tối đa các loại thức ăn dương như ngưu bàng, kiều mạch, kê, cá, thịt gà. Cách khác là bạn có thể ăn một chút ít thức ăn âm như rau, đậu ninh nhừ, rong biển. Cách thứ ba là nên vận động nhiều. Một người có bộ não trung gian yếu thì thường hay bị quá mẫn cảm với các biến cố. Kết quả là, hệ thần kinh làm việc quá tải, kích thích những ham muốn.

Để giúp hệ thần kinh cũng như não bộ tốt hơn, bạn nên để cho bản thân luôn có cảm giác hơi đói, hãy năng động khi làm việc và tập thể dục chăm chỉ.

Hãy giúp đỡ mọi người và hãy luôn tươi cười. Việc cố gắng làm việc chăm chỉ tích cực dù bạn có thể trạng yếu đi chăng nữa luôn luôn là một bài thuốc có ích.

Macrobiotics Today, tháng 7, 8 - 2007

Thùy Dương dịch.
Powered by Blogger.