Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết

Nhận vụ việc BS Vũ Bá Quyết từ chối mổ cho một bệnh nhân là "người viết báo", Luật sư Thái Bảo Anh - Giám đốc Công ty luật Bao & Partners đã kể câu chuyện từng “bị” một bác sĩ ngần ngại từ chối cho mẹ của anh vì một phần biết anh là luật sư.

Năm 2008, mẹ tôi bị chẩn đoán ung thư. Khối ung thư to đến nỗi tất cả các bác sỹ bệnh viện Hữu Nghị không thể xác định được là khối u ăn vào dạ dày hay ruột hay gan. Vì thế họ phải mời bác sỹ Phạm Hồng Sơn (Phó Giám đốc BV Việt Đức) sang để xử lý.

Vào giai đoạn cuối, khối u của mẹ tôi phát triển ngày càng lớn, trông bà như là đang có bầu. Tôi và bố sốt ruột lên gặp chú Sơn (sau ca mổ của mẹ tôi, tôi gọi ông là “chú”). Chú Sơn giải thích rất cặn kẽ cho tôi biết là khối u của mẹ tôi phát triển to như vậy thì phải có thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 năm.
Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việc không phát hiện ra sớm khiến cho cơ hội sống của mẹ tôi rất thấp vì bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Ông nói rất thẳng thắn là khả năng mẹ tôi chết trên bàn mổ là 95%. Khi mổ, sẽ có 3 khả năng xảy ra. Một là khi thấy khối u quá lớn, ăn vào quá nhiều cơ quan thì bác sỹ sẽ đóng vết mổ lại, không động dao kéo. Hai là nếu có cắt thì với khối u lớn vậy khả năng còn sót là rất cao và chỉ một thời gian ngắn, khối u lại phát triển lại. Ba là cắt được toàn bộ khối u nếu nó chưa ăn lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Khả năng này chỉ 5%.

Chú Sơn cũng thành thật nói thêm là ông ngần ngại chuyện mổ khi biết tôi là luật sư. Chú nói rằng, khi mất người thân, ai cũng đau khổ, và khi đau khổ, có khi họ sẽ đổ lỗi cho bác sỹ. Mà vì ngành y là ngành quá chuyên sâu nên không phải ai cũng hiểu được rằng bác sỹ đã cố hết sức. Chú Sơn lo rằng sau này tôi sẽ kiện tụng. Chú cũng nói, chú không sợ cho bản thân, nhưng một ngày chú mổ vài ca, toàn các ca khó như của mẹ tôi nên chú mà dính kiện tụng thì không còn tâm sức để tập trung cho bệnh nhân nữa. Chú sợ cho bệnh nhân chứ không sợ cho bản thân mình. Chú nói với tôi và ba rằng chúng tôi nên lựa chọn giữa việc mẹ có thể sống thêm vài tuần hoặc là chết ngay trên bàn mổ.

Tôi nói với chú rằng gia đình tôi và mẹ tôi đã quyết định rằng chúng tôi tin tưởng vào chuyên môn và y đức của chú. Tôi nói rằng sẽ ký bất kỳ giấy tờ nào để chú yên tâm là không bị kiện. Chú Sơn đưa cho tôi 1 bản cam kết để người nhà bệnh nhân ký. Đọc xong tôi nói với chú là bản cam kết này được soạn bởi một bác sỹ giỏi về chuyên môn và chưa bao giờ phải đối mặt với những mặt xấu của con người. Bản cam kết được viết quá đơn giản vì chính người soạn không hiểu hết những thủ đoạn hại nhau bằng câu chữ mà người đời vẫn làm. Chú cười hiền bảo là “bọn chú chỉ biết mổ cứu người chứ có đi tranh chấp với ai bao giờ”. Tôi viết lại một bản cam kết cho chú, ký và dặn chú rằng hãy sử dụng nó về sau – vì tôi biết bản cam kết đó là để bảo vệ người sẽ có thể cứu được tính mạng mẹ tôi.

Khối u của mẹ tôi bị vỡ trước ngày lên lịch mổ 2 ngày. Việc vỡ khối u dẫn đến khả năng mẹ tôi có thể chết trong một vài giờ nếu không mổ gấp. Tôi gọi điện cho chú. Lần đầu chú tắt máy, lần hai chú nghe. Khi nghe giọng hốt hoảng của tôi chứ nhẹ nhàng nói “tôi đang trong ca mổ. Anh cứ tắt máy và để các bác sỹ bên đó chuẩn bị. Tôi sẽ sang ngay.” 30 phút sau chú tới.

Ca mổ kéo dài 8,5 tiếng đồng hồ. Khi đêm xuống, một bác sỹ phụ mổ gọi tôi vào để chứng kiến khối u của mẹ tôi đã được lấy ra – khối u chiếm 1/2 thể tích chiếc xô nhựa trong tay bác sỹ. Khi tôi ngỏ lời muốn cảm ơn chú Sơn thì bác sỹ phụ tá nói chú bị tụt huyết áp vì buổi sáng chú mổ 2 ca liên tiếp rồi sang mổ cho mẹ tôi trong 8 tiếng rưỡi. Trong ca mổ của mẹ tôi đã phải thay kíp mổ ban đầu bằng kíp mổ mới vì kíp mổ đầu tiên kiệt lực vì căng thẳng. Duy chú Sơn phải có mặt từ đầu tới cuối và tụt huyết áp vì nhịn đói từ sáng.

Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
PGS.TS Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức - Nhân vật trong bài viết.

Mấy ngày sau tôi rình gặp chú khi chú đi thăm bệnh nhân, vừa thấy tôi, chú cười hết cỡ bảo rằng “mẹ cháu trúng số độc đắc rồi! Loại ung thư của mẹ cháu có thuốc chữa mà không cần phải hóa trị hay xạ trị. Đó là loại ung thư duy nhất đến lúc này có thể chữa được bằng thuốc. Chính chú là người đã nghiên cứu về loại ung thư này đầu tiên ở Việt Nam nên chú biết.” Nói rồi chú đi, gật đầu nghe lời cảm ơn vội vàng của tôi. Sau này tôi nhờ một anh bạn là cháu chú dẫn đến nhà để cảm ơn. Anh bạn tôi hỏi chú có được không. Chú nói là “nó đã cảm ơn chú rồi, đến nhà cảm ơn làm gì nữa!” Từ đó năm nào tôi cũng nhờ bạn tôi dẫn tới nhà chú vào dịp Tết. Năm nào bạn tôi cũng trả lời là chú về quê để tránh bệnh nhân tới cảm ơn. Chú muốn người bệnh không phải phiền hà chuyện chú đã chữa bệnh cho họ.

Đến giờ gần 7 năm từ ngày chú mổ. Mẹ tôi hoàn toàn khỏi bệnh, nhìn bà không ai biết là bà từng bị ung thư giai đoạn cuối. Phòng bệnh của mẹ tôi lúc đó có 8 người, giờ 7 người đã chết, còn lại mỗi mình mẹ tôi là còn sống và khỏe mạnh.

Tôi biết rằng có nhiều người nói rằng ngành y tế của chúng ta có vấn đề về y đức, về tham nhũng, hạch sách dân. Tuy nhiên tôi kể ở đây một câu chuyện thực của gia đình tôi và về một bác sỹ thật. Tất cả những người có liên quan tới câu chuyện đều còn sống. Hồ sơ y tế của mẹ tôi bệnh viện Hữu Nghị vẫn giữ. Và tôi khẳng định một điều là chú Sơn cứu sống mẹ tôi mà không nhận một xu nào, cũng không phải vì áp lực, giới thiệu, hay sự nịnh nọt nào cả. Sau này tôi hỏi mọi người thì biết là ca mổ 8 tiếng rưỡi cho mẹ tôi, chú được trả theo chế độ nhà nước mức thù lao khoảng 150.000 đồng gì đó. Trong câu chuyện của tôi, chú Sơn cũng đã từng ngần ngại chuyện mổ vì ngại chuyện thị phi (không phải vì chú mà vì các bệnh nhân sẽ không được chú mổ khi chú bị phân tâm).

Có rất nhiều cán bộ, bác sỹ thầm lặng cống hiến trong ngành y tế. Vì họ chỉ tập trung vào chuyên môn nên không biết, không có những thủ đoạn để ngoắt ngoéo câu chữ khi bị những người có ý xấu gây khó dễ. Nếu chúng ta muốn chăm lo cho sức khỏe của chính mình hay người thân của mình thì hãy bảo vệ bác sỹ – những người bảo vệ ta trước bệnh tật – khỏi những lời ác ý, những bắt nạt, đe dọa.

Từ Facebook LS Thái Bảo Anh


 bác sĩ, bệnh nhân, từ chối mổ, từ chối khám chữa bệnh, BS Vũ Bá Quyết

Tiến sĩ Võ Xuân Sơn – nguyên bác sĩ phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, tâm sự: Ông đã từ chối mổ cho bệnh nhân, thậm chí cả nhà báo!

Mổ hay không cũng bị “lên thớt”

Sau khi câu chuyện Tiến sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ dịch vụ cho một cộng tác viên của báo Người đưa tin, Tiến sĩ Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có chia sẻ của mình về chuyện từ chối mổ cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Sơn tâm sự, ông không biết thực tình câu chuyện của bác sĩ Quyết và cô cộng tác viên tên Trang diễn ra như thế nào, nhưng nghe qua thông tin trên truyền thông, tình huống này “mổ hay không mổ cũng thành vô đạo đức cả”.

Theo BS Sơn, nếu mổ cho bệnh nhân kia, lỡ bác sĩ bị gài, sau đó lại có tin lên báo chí cho rằng bác sĩ ăn cắp thời gian nhà nước đi mổ dịch vụ kiếm tiền, rồi đủ các thông tin này nọ cũng dở. Còn không mổ lại bị báo chí đưa là không chịu mổ cho người viết báo. Kiểu gì cũng tiến thoái lưỡng nan.

"Nhưng khi biết cộng tác viên này làm ở một cơ quan báo chí mà mình đã từng bị phóng viên của báo đó gài bẫy viết bài về cá nhân mình thì việc không mổ cho bệnh nhân như bác sĩ Quyết là đúng. Bác sĩ không mổ là có tâm với nghề!" – TS Sơn nhấn mạnh.

Bác sĩ Sơn cho biết, trước đây ông đã từ chối mổ cho nhiều người, trong đó có một phóng viên ở báo lớn. Chuyện xảy ra cách đây vài năm, khi có một bệnh nhân đã kiện bác sĩ Sơn vì mổ để lại biến chứng cho bệnh nhân. Lúc ấy, chỉ có một tờ báo đưa tin về vụ kiện.

"Tôi đã đọc bài viết và thấy bài viết không khách quan, mang xu hướng bảo vệ người bệnh mà không cần biết rõ đúng sai, phải trái như nào. Lúc ấy, tôi đang chuẩn bị làm thủ tục để ra nước ngoài làm việc. Còn một năm nữa là tôi được chứng chỉ làm việc ở nước ngoài nên tôi thực sự không suy nghĩ nhiều đến truyền thông, đến bài báo đó.

Sau đó, trong một lần phẫu thuật, mọi thủ tục vào phòng phẫu thuật hầu như gần xong. Ban đầu, tôi không quan tâm bệnh nhân làm ở đâu, nghề gì. Khi chuẩn bị mổ thì anh ta nói mình làm ở tờ báo đã viết bài báo về vụ kiện của tôi. Lúc ấy, tôi đã từ chối thắng thừng rằng tôi không thể mổ cho anh” - Tiến sĩ Sơn nhớ lại.Sau đó, bác sĩ Sơn đã giải thích cho bệnh nhân vì sao mình không mổ cho họ mà khuyên họ nên tìm bác sĩ khác.

Có tâm sẽ không mổ cho bệnh nhân

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, bản thân anh cũng theo dõi vụ việc này trên báo chí. BS Chính cho rằng, bác sĩ Quyết từ chối mổ vì bận hay vì lý do người đó làm ở báo Người Đưa tin cũng không có gì sai vì theo y đức, bác sĩ được phép từ chối bệnh nhân trong trường hợp không phải cấp cứu, không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Trường hợp phóng viên Trang không bị đe dọa tính mạng. Trang chỉ bị u xơ buồng trứng, một loại bệnh nhiều chị em phụ nữ nào mắc phải, có thể bắt buộc phải mổ hoặc chỉ định nội khoa.

Bác sĩ Chính cho biết anh cũng đã từng từ chối rất nhiều bệnh nhân khi họ gây khó dễ cho anh, có thái độ không tôn trọng bác sĩ…

Do đó, BS Chính tỏ ra ủng hộ quyết định của BS Quyết: "Nếu bác sĩ Quyết vẫn mổ cho bệnh nhân khi ông có áp lực hay tư tưởng không thoải mái thì có thể xảy ra rủi ro trong khi mổ. Lúc này bác sĩ hoàn toàn có quyền từ chối".

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Võ Xuân Sơn khẳng định, khi mổ cho bệnh nhân nếu tâm trí không thoái mái, trong đầu có chút lăn tăn, bực tức vì tờ báo đã “gài” mình thì cuộc mổ không thể diễn biến tốt đẹp. Khi đó, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cuộc mổ, biến chứng rồi đủ các thứ nguy hiểm.

Tâm trạng không thoải mái, đầu óc nặng nề có thể khiến bác sĩ không thể xử lý hết những diễn biến xấu của cuộc mổ. Như thế, người thiệt nhất là bệnh nhân chứ không phải là bác sĩ. Lúc đó, là nhà báo hay bất kì ai cũng vậy!

(Theo Khánh Ngọc/Infonet)

Bạn đang quan tâm tới công dụng và liều dùng của cây thuốc Bạc hà trong sử dụng để chữa bênh?

Bạc Hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta, nó được dùng trong cả Đông y lẫn Tây y. Người ta thường dùng Bạc hà để chữa ra mồ hôi, hạ sốt, chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, kém ăn và một số vấn đề tiêu hóa khác. Bạc Hà còn được dùng làm hương liệu cho các loại thuốc khác giúp có mùi thơm dễ uống, cũng có thể làm hương liệu cho một số loại bánh kẹo như kẹo Bạc hà làm thông mũi, mát họng.
Ảnh: Cây Bạc Hà
Tinh dầu Bạc hà và mentol dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sau đau sưng, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu. Theo Lesieur và J. Meyer bạc hà là một vị thuốc chưa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị giảm đau.
Theo các tài liệu cổ ghi chép lại thì Bạc hà có vị cay, mát, không độc, vào hai kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng, đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu.
Sử dụng toàn lá và cây:
- Ngày uống từ 4 - 8g dưới dạng thuốc pha.
Tinh dầu và metola:
- Một liều 0,02 - 0,2ml, một ngày từ 0,06 đến 0,6ml.
Còn dùng dưới hình thức cồn Bạc hà(lá Bạc haf50g, tinh dầu Bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 - 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.
Theo ĐYTH

Blogger Meo vat suc khoe: Hạt gấc là một loại hạt rất dễ tìm, dễ kiếm và cho hiệu quả chữa bệnh khá tốt mà nhiều người chưa từng biết tới.


Người ta ví quả gấc như cái túi chứa đầy carotene (tiền vitamin A) mà không một loại rau, củ, quả nào có thể so sánh được. Ở bài này xin chỉ giới hạn về hạt gấc - một vị thuốc. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ (mộc là gỗ, miết là con ba ba).
Ảnh quả gấc chín đỏ da có nhiều gai

1. Về thành phần hoá học, nhân hạt gấc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxid, 1,8% tanin và 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra, còn có các men photphataza, invectaza, peroxydaza.

2. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín), nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài không kể liều lượng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng, dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng.

3. Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống, hoặc đã qua đồ xôi, để khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu, hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị... rất mau khỏi. Bôi nhiều lần trong ngày cứ khô lại bôi. Hoặc giã nhân hạt gấc với một ít rượu đắp lên chỗ vú sưng đắp liên tục, ngày thay thuốc một lần sẽ chóng khỏi. Chữa trĩ, lòi dom, thì dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải đắp vào hậu môn để suốt đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.
Ảnh: Hạt của quả Gấc dùng để chữa nhiều bệnh

4. Đặc biệt là dùng hạt gấc chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu, sưng vú, viêm họng... có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Theo kinh nghiệm nhân dân dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng chưa cháy thành than), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm để dùng dần.

5. Dùng rượu hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn có tác dụng tốt gần như mật gấu và đã mệnh danh cây gấc là “cây mật gấu”.Vị thuốc này đã được phổ biến cho nhiều người dùng đều thấy có kết quả tốt. Đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng chống viêm giảm đau của hạt gấc trên thực nghiệm, hoặc bào chế cao chiết từ hạt gấc dùng làm kem bôi ngoài da...
Hạt gấc còn được sử dụng vào rất nhiều các bài thuốc chữa trị phía ngoài như trị bệnh Trĩ, Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi.
Meo vat suc khoe Tham Khảo

Nguồn: “OIL PULLING THERAPY” .  Tác giả: Tiến sĩ Bruce Fife
       Việc thực hiện liệu pháp súc miệng bằng dầu ăn rất đơn giản. Bạn chỉ cần một muỗng canh dầu thực vật và sục sục trong miệng. Tôi khuyên bạn nên dùng dầu dừa. Dùng hai tới ba muỗng cà phê dầu (1 teaspoon= 5ml), nhiều ít sao cho thấy súc miệng thoải mái là được. Ba muỗng cà phê có thể là hơi nhiều đối với một số người, và như vậy đối với họ hai muỗng là vừa. Có thể bạn không nên ngậm quá nhiều, vì còn phải chừa chỗ cho nước bọt tiết ra nữa.
        Hai môi phải luôn ngậm lại, và làm lưu chuyển dầu trong miệng: sục sục, đẩy tới, nút dầu qua các kẽ răng, trên các bề mặt của miệng. Cứ thư thả giữ cho dầu và nước miếng hòa trộn trong khoảng thời gian tối đa 15-20 phút. Có vẻ như là hơi lâu, nhưng bạn cứ vừa súc dầu vừa làm một công việc gì khác thì bạn sẽ thấy 15-20 phút trôi qua lúc nào không biết. Có vẻ như bạn súc dầu càng lâu, thì càng có hiệu quả. Có người tự quan sát thấy rằng, nếu súc dầu đủ 20 phút thì một số vấn đề nào đó về sức khỏe tự nhiên biến mất, nhưng nếu giảm thời lượng còn ít hơn 10 phút thì các hiện tượng đó lại tái phát.
        Nhưng tuyệt đối không được khoọc trong họng, vì bạn sẽ dễ bị nuốt luôn cả dầu, kết quả là bạn sẽ khạc ra dầu hoặc sẽ nôn ra hết.
        Cũng không được nuốt luôn dầu, vì trong đó đầy vi khuẩn và chất độc hại. Tất nhiên là bạn không muốn những thứ đó lọt vào dạ dày của bạn. Nhưng nếu như bạn có nuốt một ít trong khi súc dầu, khi cũng không nên lo lắng lắm – nó không làm bạn chết được đâu; nhưng tránh được thì vẫn tốt hơn. Trong lúc bạn súc dầu thì miệng của bạn vẫn tiết ra nước miếng. Nước miếng sẽ hòa lẫn với dầu và biến nó thành một hỗn hợp có mầu trắng sữa. Nếu như dầu sau khi súc không có mầu trăng sữa này thì có nghĩa là bạn chưa súc kỹ lắm. Nói chung, chỉ cần vài phút súc dầu cho mạnh, thì sẽ làm biến đổi màu của dầu.
        Đôi khi có chất nhờn đọng lại phía sau cuống cọng. Tất nhiên bạn không muốn bị ngộp thở, cho nên nếu cần, bạn nhổ dầu ra và khạc cho hết chất nhờn trong họng. Sau đó lại lấy miếng dầu khác và tiếp tục súc. Không cần phải làm lại từ đầu mà chỉ cần tiếp tục cho đủ thời gian còn lại.
        Trong trường hợp nước miếng làm đầy miệng, bạn có thể nhổ ra hết và súc dầu mới, hoặc chỉ nhổ ra một phần rồi tiếp tục. Dù làm cách nào đi nữa, cũng chỉ súc dầu trong thời gian tổng cộng là 15-20 phút mà thôi. Cũng có một số người phải nhổ ra một lần, thậm chí hai lần trước khi hết 20 phút. Nhưng điều đó cũng không sao.
        Khi nhổ dầu, nên nhổ vào thùng rác hoặc bịch ny-lông. Tôi nghĩ các bạn không nên nhổ vào bồn nước rửa chén hoặc vào bồn cầu, vì lâu ngày sẽ làm cho bồn nước hoặc bồn cầu bị nghẹt. Sau khi nhổ dầu ra, bạn hãy súc miệng lại bằng nước cho sạch. Có thể bạn sẽ cảm thấy miệng và họng bị khô, nếu vậy hãy uống một ngụm nước.
        Bạn có thể súc dầu vào bất cứ lúc nào trong ngày. Thông thường, bạn nên súc dầu ít nhất một lần vào buổi sáng trước bữa điểm tâm. Việc súc dầu nên thực hiện lúc bụng đói, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu thực hiện liệu pháp này. Có người gặp khó khăn trong việc đưa dầu và miệng vì cảm thấy dị ứng, khó chịu với mùi vị của dầu. Lúc súc dầu, họ có thể có cảm giác nhợn nhợn, buồn nôn, thậm chí ói mửa; trong trường hợp này thì rõ ràng cái bụng no thật bất tiện. Sau vài ngày có kinh nghiệm, việc súc dầu sẽ không còn gây khó chịu cho bạn nữa.
        Đa số khuyên nên súc dầu trước khi ăn hoặc trong lúc bụng đói (ít nhất 3,4 tiếng sau khi ăn). Điều này quan trọng nếu như bạn là người mới bắt đầu. Một khi bạn đã quen thuộc với việc súc dầu và cảm thấy thoải mái, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, thậm chí ngay cả sau khi ăn. Lý do khiến người ta khuyên không nên súc dầu quá sớm sau khi ăn, là vì lúc bụng no chúng ta dễ bị cảm giác buồn nôn. Một lý do khác nữa là lượng vi khuẩn ở mức cao nhất ngay trước khi ăn, và ở mức thấp nhất ngay sau khi ăn. Vì khi bạn ăn, rất nhiều vi khuẩn cũng bị suy yếu và nuốt trôi đi cùng thức ăn. Bạn sẽ tiêu diệt được nhiều vi khuẩn hơn, nếu bạn súc dầu trước bữa ăn.
        Bạn có thể uống một chút nước trước khi súc dầu. Điều đó cũng nên làm, đặc biệt khi bạn bị khô miệng, hoặc cơ thể bị mất nước. Cơ thể bạn cũng cần có nước để sản xuất ra nước miếng, là thứ cần thiết trong quá trình súc dầu. Nước miếng giúp loại bỏ hoặc chiến đấu với vi khuẩn và giúp cân bằng độ pH.
 Tóm lại, các bước súc dầu như sau:

  • Súc dầu lúc bụng đói, nên uống nước trước khi súc dầu
  • Lấy hai hoặc ba muỗng-cà-phê dầu dừa, bỏ vào miệng
  • Súc, đẩy, và nút dầu qua các kẽ răng và lợi
  • Dung dịch sẽ đổi sang màu trắng sữa
  • Súc miệng bằng dầu liên tục trong khoảng 15-20 phút
  • Làm xong nhổ dầu vào thùng rác
  • Súc miệng lại bằng nước, nước muối hay đánh răng và uống một miếng nước
  • Làm ít nhất một lần mỗi ngày

        Hãy tạo cho mình một thói quen súc miệng bằng dầu tại một thời điểm nhất định trong ngày, thường là ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng trước điểm tâm. Trong khi súc miệng có thể làm những công việc khác để tận dụng thời gian, như thay quần áo, tắm, cạo râu, trang điểm, chuẩn bị bữa điểm tâm, đọc báo…
        Nếu bạn có bị nhiễm trùng miệng hoặc một vấn đề về sức khỏe, bạn có thể súc dầu hai, ba, hoặc nhiều lần hơn nữa, để đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh. Súc dầu ngay trước các bữa ăn là lúc thuận tiện nhất, vì bạn sẽ không bị quên.
        Ban đầu có vẻ khó súc dầu trong 20 phút. Lúc tôi mới thực hiện việc súc dầu, tôi không làm được tới vài lần. Nó cứ như có đờm bám vào cổ họng, khiến tôi bị ho, nhảy mũi, nhợn nhợn muốn ói, trước khi kịp chạy tới thùng rác. Điểu này hơi phiền phức. Tôi nghĩ ra cách là luôn để một cái ly bên cạnh, hoặc đứng gần thùng rác để lỡ có ói thì vẫn kịp nhổ ra. Bây giờ thì tôi đã quen với cái miệng đầy dầu, mà vẫn có thể ho, hắng giọng, nhảy mũi mà không phải nhả dầu ra.
         Trẻ em cỡ từ năm tuổi trở lên đã có thể súc miệng bằng dầu. Tùy vào độ tuổi, cho chúng từ 1 đến hai muỗng cà phê dầu, hoặc một lượng nào đó miễn là chúng cảm thấy thoải mái. Vì khả năng tập trung của trẻ có giới hạn, nên chỉ cho trẻ súc dầu khoảng từ 3-5 phút. Nên dùng dầu có pha một hương vị nào đó thì dễ cho trẻ hơn. Hãy bảo đảm là đừng để cho chúng khạc nhổ dầu lung tung hoặc nuốt vào trong họng. Những dầu có hương vị dễ chịu có thể làm chúng nuốt luôn.
 DẦU NÀO LÀ TỐT NHẤT ?
        Bác sĩ F. Karach có nhắc tới dầu hạt hướng dương. Y khoa truyền thống Ấn Độ  lại khuyến khích dùng dầu mè. Những loại dầu này thường được chọn, rõ ràng là vì nó là thứ rất phổ biến tại Ấn độ, nơi phát sinh nền y học Ấn Độ (Ayurvenic). Hai loại dầu này đều có tác dụng tốt, nhưng hầu như bất cứ loại dầu nào cũng có thể dùng được.
        Có một số người cho rằng – mặc dầu chưa được kiểm chứng – bạn phải dùng, hoặc dầu hoa hướng dương, hoặc dầu mè, hoặc dầu phải tinh luyện (refined) hoặc hữu cơ (organic) hoặc ép lạnh (cold pressed), v.v…Sự thật là dầu nào cũng có tác dụng, và người ta đã đạt kết quả tốt khi sử dụng các loại dầu khác nhau, kể cả dầu ô-liu, dầu đậu phọng, dầu dừa, dầu mù-tạt, và thậm chí sữa nguyên chất (whole milk). Tất cả các loại này đều tốt cả, dù là hữu cơ hay không phải là hữu cơ, tinh luyện hay không tinh luyện.
        Riêng tôi, tôi lại thích dùng dầu dừa, hoặc nguyên chất, hoặc tinh luyện. Dầu tinh luyện thì rẻ hơn, kinh tế hơn. Riêng tôi, tôi chọn dầu nào tốt hơn cho sức khỏe, và cho tới hiện tại thì dầu dừa tốt hơn dầu hạt hướng dương, hơn dầu mè, hoặc bất cứ dầu thực vật nào khác. Tôi cũng chọn một loại dầu có mùi vị dịu hơn, và đó cũng là lý do Bác sĩ Karach đề cập đến dầu hoa hướng dương tinh luyện. Một số nhãn hiệu dầu ô-liu như dầu ô-liu nguyên chất (virgin) hoặc dầu mè có mùi rất nồng. Một số nhãn hiệu dầu dừa cũng nồng, nhưng đó là do tác động của tiến trình sản xuất. Một nhãn hiệu dầu dừa nguyên chất tốt có vị dịu, dễ chịu và dầu dừa chế biến cơ bản không có vị.
        Nếu bạn không quen lắm với việc sử dụng dầu dừa, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng ở nhiệt độ trong phòng, nó có thể ở dạng lỏng hoặc đặc. Dầu dừa thường có nhiệt độ nóng chảy cao. Ở 76 độ F hay 24 độ C hoặc cao hơn, nó là chất lỏng, giống như bất cứ loại dầu nào khác. Dưới nhiệt độ này nó sẽ đặc lại. Dầu ô-liu ở nhiệt độ trong phòng sẽ là chất lỏng, nhưng nếu bỏ trong tủ lạnh, nó sẽ là chất rắn.
        Tôi luôn để ở quầy trong bếp một hũ dầu dừa. Suốt mùa hè, nó là chất lỏng, nhưng sang mùa đông nó đặc cứng lại. Khi tôi muốn súc dầu, tôi lấy một muỗng bỏ vào ly rồi đặt trong lò độ một phút và nó nóng chảy ngay.
  CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI BẠN BẮT ĐẦU SÚC DẦU.
 PHẢN ỨNG CHỮA LÀNH (HEALING CRISIS):  
phản ứng của cơ thể để lập lại quân bình.
       Miệng của chúng ta là nguồn của vô số vi khuẩn, và những vi khuẩn này cuối cùng sẽ tìm đường đi vào phần còn lại của cơ thể chúng ta. Hệ miễn nhiễm của chúng ta có thể bị quá tải, khi phải trường kỳ chiến đấu với những tên xâm lăng này. Khi bạn bắt đầu liệu pháp súc miệng bằng dầu, bạn tấn công sào huyệt của những tên vi khuẩn xâm lược này, làm giảm rất nhiều quân số của chúng. Việc này giúp tháo gỡ rất nhiều sức ép đè nặng trên hệ miễn nhiễm, và có thể nói là giải phóng nó, để nó có thể tập trung vào việc dọn sạch căn nhà cơ thể — tẩy độc và chữa lành cơ thể. Hệ miễn nhiễm này hiện có thể loại trừ chất độc hại và những chất cặn bã đã tích tụ và tác động tới sức khỏe chúng ta trong nhiều năm đã qua.
        Súc miệng bằng dầu có tác động tẩy độc mạnh mẽ. Ngay lần súc dầu đầu tiên bạn cũng có thể cảm nhận được tác động thanh lọc này. Vài tuần lễ đầu là khoảng thời gian sự thanh lọc diễn ra gay cấn nhất. Điều này cũng hợp lý thôi, vì thời kỳ đầu, còn nhiều vi sinh tích tụ và chất độc hại bám dính vào miệng, họng và các xoang. Do đó bạn cũng dễ bị buồn nôn, và trong trường hợp này, bạn có thể phải nhổ dầu ra sau vài phút  vì chất nhờn trong họng có thể khiến bạn bị sặc. Bạn cứ nhổ dầu ra, khạc đờm trong họng, rồi lấy dầu khác mà súc trong tổng cộng 15-20 phút.
        Sau khi súc dầu, các chất nhờn có thể sẽ tiếp tục thoát ra từ họng và các xoang trong ngày. Bạn sẽ có cảm giác như bị cảm cúm và viêm họng. Xin đừng lo, bạn không bị bệnh đâu. Cơ thể bạn chỉ đang bắt đầu tiến trình thanh lọc mà thôi – qua liệu pháp súc miệng bằng dầu.
        Khi cơ thể tẩy độc, bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng như  buồn nôn, ói, chảy nước mũi, tiêu chảy, thương tổn da, đau nhức, sốt, bồn chồn, mệt mỏi, v.v…Những vấn đề về sức khỏe đang bị cũng có vẻ trở nên trầm trọng hơn trong một thời gian, như đau nhức khớp xương, mất ngủ, bệnh vảy nến. Nhưng tiến trình tẩy độc như thế thông thường chỉ mất có vài ngày hoặc nhiều lắm là vài tuần lễ. Chúng ta cứ yên tâm để hoạt động đó xảy ra, và không nên làm gián đoạn, nghĩa là vẫn tiếp tục súc dầu và không nên dùng thuốc để điều trị những triệu chứng đó. Thảo dược và vitamin thì được, vì chúng không can thiệp vào tiến trình tẩy độc. Thuốc tây, nhìn chung, là những hóa chất lạ đối với cơ thể, chỉ tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn nhiễm, qua những chất cặn bã và chất thải. Chúng có thể làm chậm, thậm chí cản trở tiến trình tẩy độc.
        Khi những phản ứng tẩy độc diễn ra, chúng ta gọi nó là phản ứng chữa lành, còn gọi là khủng hoảng điều trị (healing crisis)  (phản ứng của cơ thể để lập lại quân bình.)
Nó được gọi là khủng hoảng  bởi vì các triệu chứng này có thể không dễ chịu. Khủng hoảng điều trị là một điều tốt, vì điều đó báo hiệu cơ thể đang tự điểu chỉnh. Nếu trong trưởng hợp này, bạn dùng thuốc để điểu trị, thì tiến trình tẩy độc sẽ chấm dứt. Chẳng hạn, nếu bạn bị chảy nước mũi, và dùng thuốc để chặn nó lại. Điều gì sẽ xảy ra: chất độc không còn có thể theo nước mũi tống ra ngoài được nữa, không còn lối thoát, và vẫn còn kẹt lại trong cơ thể, trong các mô.
        Các triệu chứng kèm theo việc súc dầu, có thể của mỗi người mỗi khác. Một người có thể bị nghẹt mũi, nhức đầu; người khác có thể bị nổi mẩn ngứa ngáy; người khác có thể không thấy có triệu chứng gì quan sát được khiến cho bạn không biết mình mang triệu chứng gì. Tất cả chúng ta đều có cấu trúc di truyền khác nhau, chế độ ăn uống, lối sống…khác nhau, cho nên cơ thể chúng ta cũng phản ứng khác biệt đối với bất cứ chương trình tẩy độc nào.
        Không phải ai cũng trải qua những triệu chứng khó chịu. Thông thường triệu chứng dễ thấy nhất là chảy nước mũi trong khi súc dầu. Theo thời gian, khi cơ thể trở nên sạch hơn, khỏe mạnh hơn, thì những triệu chứng này sẽ dần dần biến mất.
        Một số người khi gặp các triệu chứng khủng khoảng lành của điều trị này, thì bối rối sợ hãi. Họ tưởng rằng mình không hợp với liệu pháp súc dầu này, và nó làm cho bệnh. Khi họ ngưng súc dầu thì các triệu chứng cũng biến mất. Họ nghĩ như vậy là súc dầu đã gây nguy hại cho mình. Họ tuyên bố là liệu pháp súc dầu không hợp cho họ, hoặc thậm chí gây nguy hại. Cho nên khi bắt đầu sử dụng liệu pháp súc miệng bằng dầu, bạn phải ý thức rằng bạn có thể gặp những triệu chứng khó chịu. Súc dầu thực vật trong miệng không hề nguy hiểm cho sức khỏe. Đó là liệu pháp lành tính nhất, mà lại hiệu quả nhất, một phương pháp thanh lọc, tẩy độc tự nhiên.
        Để hiểu thêm về phản ứng chữa lành, cách phân biệt nó với phản ứng bệnh, phải làm gì và không nên làm gì lúc gặp phản ứng chữa lành, các bạn có thể đọc thêm cuốn The Healing Crisis.
 LUNG LAY VẾT TRÁM RĂNG
        Có một số người sử dụng liệu pháp súc dầu đã cho biết việc súc dầu đã làm lung lay những vết trám răng. Những động tác súc, nút, có thể làm lỏng những vết trám. Điều này nghe có vẻ tồi tệ, nhưng không phải như vậy. Nếu như súc dầu mà làm lung lay vết trám răng, thì có nghĩa là vết trám này sắp sửa lung lay rồi, và như vậy cần phải sớm lấy ra. Điều gì đã khiến nó bị lung lay? Hoặc là do nha sĩ trám răng không tốt, hoặc do sâu răng kéo dài. Trong cả hai trường hợp, cách tốt nhất là đi trám răng lại.
        Vết trám quá lâu rồi thì không nói làm gì, ngay cả những vết trám mới cũng có thể bị lung lay. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là nha sĩ làm chưa được tốt, vì vết trám không bám chắc vào răng. Theo thời gian vi khuẩn ăn mòn chung quanh và ăn sâu vào chỗ trám, làm răng bị sâu hơn, kết quả cuối cùng có thể là vết trám bị bung ra, hoặc  có thể phải nhổ luôn cả cái răng.
        Nếu bạn có một vết trám rơi ra lúc súc dầu, đặc biệt khi đó là chất amalgam, thì bạn nên mừng, vì đây là dịp để bạn có thể trám răng mới bằng chất composite an toàn hơn. Nếu là vết trám mới thì không nên trở lại nha sĩ cũ, nhưng hãy đi nha sĩ khác.  Nếu lần đầu ông ta đã làm không tốt rồi thì có khả năng lần sau làm khó mà tốt được. Hãy tìm một nha sĩ có năng lực hơn. Kết luận, bất cứ vết trám nào lung lay lúc súc dầu thì cần phải thay mới ngay, nếu không nó sẽ gây nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
 SÚC DẦU HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
        Súc dầu tuy là một công việc đơn giản, nhưng là một phương pháp điều trị hiệu nghiệm nhất trong các phương pháp điều trị tự nhiên. Đối với một số người thì điều này không thể hiểu nổi. Làm sao mà chỉ cần sục sục ít dầu trong miệng lại, lại có thể chữa được nhiễm trùng và bệnh tật?
Súc dầu đã hoạt động thế nào? Làm sao dầu trong miệng lại có thể cải thiện được sức khỏe như vậy?
        Bản thân chất dầu không chữa trị bệnh tật được. Chính cơ thể chúng ta làm việc đó. Công việc duy nhất của dầu là cung cấp một phương tiện cho cơ thể tự phục hồi. Cơ thể chúng ta có những cơ cấu tuyệt vời. Trong người chúng ta chứa sẵn khả năng tự chữa lành, từ những trường hợp nhiễm trùng cho đến những căn bệnh nguy hiểm, nếu như nó có được cơ hội. Bằng cách loại bỏ những điều kiện cho bệnh tật phát sinh và hoành hành đồng thời cung cấp cho nó những thứ cần thiết để tái tạo và duy trì sức khỏe tốt, bạn có thể chiến thắng được hầu như mọi bệnh tật.
        Liệu pháp súc dầu hoạt động qua việc loại bỏ những tác nhân gây bệnh như những vật vi sinh và các chất độc hại trong miệng. Làm sao súc dầu lại làm nên điều kỳ diệu này? Chẳng có gì là cao siêu cả – chỉ là vấn đề sinh học. Như chúng ta đã biết, đa số các sinh vật vi sinh sống trong miệng là những đơn bào. Những tế bào này được bao phủ bằng một màng chất béo lipid, màng da của tế bào. Ngay cả những màng bao quanh tế bào của chúng ta cũng có thành phần chính yếu là chất béo.
        Khi bạn trộn lẫn dầu (chất béo) với nước, điều gì sẽ xảy ra? Không có gì hết, dầu và nước không hòa tan được. Nhưng khi bạn trộn hai chất dầu với nhau, chúng sẽ tan vào nhau. Chúng hấp thụ lẫn nhau. Đây chính là bí mật cúa việc súc dầu chữa bệnh. Khi đưa dầu vào miệng, những màng bao bọc chất béo sẽ bị chất dầu hút vào. Khi ta súc dầu quanh răng và lợi, các vật vi sinh sẽ bị hút vào dầu, như những vụn sắt bị nam châm cực mạnh hút. Vi khuẩn ẩn núp trong những hang hốc, vết nứt vết hở  trong răng lợi bị hút ra khỏi nơi ẩn núp và bám vào dung dịch dầu. Bạn càng súc dầu lâu, thì càng nhiều vi khuẩn bị hút đi. Sau hai mươi phút thì dung dịch chứa đầy vi khuẩn, vi siêu vi, và các vật vi sinh khác. Đó là lý do chúng ta phải nhổ dầu đi sau khi súc, chứ không được nuốt vào.
        Các mảng thức ăn bị dính vào kẽ răng cũng bị lôi đi. Hầu hết cũng bị thu hút bởi dầu, nếu không cũng bị hút bởi nước miếng (cơ bản là nước) và bị hút đi. Như vậy, việc súc dầu thực tế đã “lôi cổ” những vật vi sinh và mảng thức ăn ra khỏi miệng. Nước miếng trong miệng cũng có tác dụng chống lại một số vi sinh vật khác và giúp làm cân bằng độ pH. Như vậy mỗi lần súc dầu là bạn đang loại trừ những tác nhân gây bệnh, và tăng cường những tác nhân chữa bệnh. Bớt đi gánh nặng thường xuyên chiến đấu với nhiễm trùng miệng và loại bỏ vi khuẩn và chất độc hại, cơ thể của bạn được rảnh rang hơn để tập trung vào việc tự chữa bệnh. Hết nhiễm trùng, hoạt động của máu trở lại bình thường, các mô được phục hồi, và thế là…hết bệnh.
Chuyển ngữ: Hoàng Đình Tứ 

(http://tongdomucvusuckhoe.net/noidung/5265)
Powered by Blogger.