Bệnh lậu do song cầu Gram (-) Neisseria gonorhoeae gây nên. Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không bảo vệ đường âm đạo, hậu môn và sinh dục- miệng. Mẹ mắc bệnh lậu nếu không được điều trị có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh khi đẻ gây viêm kết mạc mắt.

- Biểu hiện của bệnh lậu ở nam thường là viêm niệu đạo cấp tính, ở nữ là viêm cổ tử cung, có thể có hoặc không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bộ phận khác cũng có thể bị nhiễm bệnh như hậu môn- trực tràng, họng, mắt…

Nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu cũng có thể xảy ra và thường phối hợp với viêm khớp, tổn thương da. Mặc dù đã có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nếu không được phát hiện kịp thời hoặc điều trị không đúng phác đồ bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, chửa ngoài tử cung…
- Những năm gần đây bệnh lậu có xu hướng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 62 triệu bệnh nhân lậu/390 triệu bệnh nhân LTQĐTD. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng trên 50.000 -100.000 trường hợp bị bệnh lậu.

- Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân gây viêm niệu đạo khác, trong đó thường gặp nhất là Chlamydia trachomatis và các tác nhân khác như trùng roi, ureaplasma, mycoplasma.

Căn nguyên gây bệnh lậu


Song cầu khuẩn lậu được Neisser tìm ra năm 1879, tên khoa học Neisseria gonorrhoae. Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:

- Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.

- Bắt màu Gram (-) nằm trong bạch cầu đa nhân.

- Dài khoảng 1,6 , rộng 0,8 , khoảng cách giữa hai vi khuẩn 0,1.

- Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh. Hiện nay thường nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin và làm kháng sinh đồ.

- Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.

Post a Comment

Powered by Blogger.